Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quy trình một vụ điều tra bán phá giá
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Với việc Việt Nam trở thành thành viên WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Tuy nhiên, cơ hội này đi kèm với không ít những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam chưa từng gặp phải, đặc biệt là từ các rào cản thị trường mà kiện chống phá giá là một trong những biện pháp phức tạp, khó đối phó nhất. | Nghiên cứu & Luận bàn BÀNH QUỐC TUẤN Khoa Luật - Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM V ới việc VN trở thành thành viên WTO, các doanh nghiệp VN đang đứng trước những cơ hội to lớn trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Tuy nhiên, cơ hội này đi kèm với không ít những thách thức mà doanh nghiệp VN chưa từng gặp phải, đặc biệt là từ các rào cản thị trường mà kiện chống phá giá là một trong những biện pháp phức tạp, khó đối phó nhất. Trên thực tế, hàng hóa VN xuất khẩu cũng đang dần trở thành đối tượng của các vụ kiện chống bán phá giá ở nhiều thị trường (Mỹ, EU, Canada, Mexico, Peru, Achentina, ). Hàng hóa bị kiện là những sản phẩm mà chúng ta có thế mạnh xuất khẩu (thủy hải sản, giày dép, gạo, ). Nhưng những mặt hàng chúng ta xuất khẩu với số lượng chưa đáng kể cũng đã bị kiện (đèn huỳnh quang, ván lướt sóng, vòng khuyên kim loại, ). Do đó, các doanh nghiệp VN cần được trang bị những kiến thức cơ bản về thực tế các vụ kiện chống bán phá giá để từ đó có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả xin giới thiệu quy trình cơ bản của một vụ điều tra bán phá giá cũng như một vụ giải quyết kiện bán phá giá điển hình để từ đó rút ra một vài kinh nghiệm cho các doanh nghiệp VN. I. Quy trình một vụ điều tra bán phá giá Giai đoạn 1: Bắt đầu vụ kiện Tất cả bắt đầu bằng đơn kiện của nhà sản xuất nội địa, nơi đang có mặt hàng nhập khẩu bị cho là bán phá giá. Đơn kiện của nhà sản xuất nội địa về bán phá giá phải đưa ra tương đối đầy đủ các bằng chứng về việc bán phá giá và thiệt hại gây ra, xác định chính xác loại hàng hóa và danh tính các nhà sản xuất, xuất khẩu liên quan. Sau khi kiểm tra sơ bộ đơn kiện, cơ quan có thẩm quyền chỉ ra quyết định khởi xướng điều tra khi: - Đối tượng nộp đơn đáp ứng được yêu cầu về tính đại diện của sản phẩm bị cho là bán phá giá (cho ngành sản xuất nội địa liên quan); Ví dụ: Điều 5.4 trong Quy định của Hội đồng Bông và Liên minh các ngành sản xuất dệt may Liên minh .