Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng nấm đảm Trametes maxima CPB30 sinh laccase ứng dụng trong xử lí màu nước ô nhiễm do thuốc nhuộm
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh laccase của chủng nấm Trametes maxima CPB30 thu được từ vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình và khả năng ứng dụng enzyme laccase trong xử lí nguồn nước ô nhiễm thuốc nhuộm. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(4): 477-483 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM ĐẢM Trametes maxima CPB30 SINH LACCASE ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ MÀU NƯỚC Ô NHIỄM DO THUỐC NHUỘM Dương Minh Lam*, Trương Thị Chiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, *duong.minhlam@gmail.com TÓM TẮT: Chủng nấm ñảm Trametes maxima CPB30, ñược phân lập từ mẫu nấm thu thập ở vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình có khả năng sinh laccase cao. Trong số 8 môi trường nghiên cứu, chủng T. maxima CPB30 sinh mạnh laccase trong môi trường PDA. Laccase từ T. maxima CPB30 tẩy màu RBBR mạnh; RBBR có vai trò cảm ứng kích thích T. maxima CPB30 sinh laccase. Khả năng sinh trưởng và sinh laccase của T. maxima CPB30 ít phụ thuộc vào ñiều kiện pH môi trường nuôi cấy ban ñầu, tuy nhiên, môi trường axit là thích hợp nhất. Đây là một ñặc tính quí trong công nghệ xử lí môi trường ô nhiễm thuốc nhuộm axit. Chủng T. maxima CPB30 có khả năng khử tốt màu nước ô nhiễm do dệt nhuộm. Từ khóa: Trametes maxima, khử màu, thuốc nhuộm, laccase, Cúc Phương. MỞ ĐẦU Ngày nay, thuốc nhuộm tổng hợp ñang ñược sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp dệt may, giấy, cao su, nhựa, da, mĩ phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng rộng rãi thuốc nhuộm và các sản phẩm của chúng gây ra ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Màu sắc khác nhau của thuốc nhuộm không những ảnh hưởng tới sự hô hấp của các sinh vật nhân thực trong hệ sinh thái (ñộng vật, thực vật, tảo ) mà còn ảnh hưởng trầm trọng tới trao ñổi chất của các sinh vật nhân sơ, những sinh vật phụ trách khép kín chu trình trong các hệ sinh thái. Đối với con người, sử dụng nguồn nước thải ô nhiễm thuốc nhuộm có thể gây ra các bệnh về da, ñường hô hấp, phổi, ung thư [14]. Việc xử lí nguồn nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp cơ học, hóa lí (phương pháp keo bằng phèn nhôm) ñã và ñang ñược áp dụng ở một số cơ sở sản xuất ñem lại hiệu quả khử màu cao, nhưng những phương pháp ñó lại ñể lại trong môi .