Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hội chư bà của Phật giáo nhìn từ lý thuyết vốn xã hội
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết Hội chư bà của Phật giáo nhìn từ lý thuyết vốn xã hội trình bày: Mục tiêu vận dụng các lý thuyết nhân học hiện đại để tìm hiểu các vấn đề thực hành tôn giáo trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ở Việt Nam hiện nay,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 31 NGUYỄN VĂN THẮNG* HỘI CHƯ BÀ CỦA PHẬT GIÁO NHÌN TỪ LÝ THUYẾT VỐN XÃ HỘI (Nghiên cứu trường hợp Hội Chư bà ở chùa Ngọc Tân, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội) Tóm tắt: Vận dụng lý thuyết vốn xã hội của của Pierre Bourdieu, chúng tôi nghiên cứu quá trình thực hành Phật giáo của Hội Chư bà tại chùa Ngọc Tân, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội trên ba phương diện: kết nối đa điểm, vận hành đa phương, tương tác đa chiều. Nghiên cứu này của chúng tôi hướng tới mục tiêu vận dụng các lý thuyết nhân học hiện đại để tìm hiểu các vấn đề thực hành tôn giáo trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Hội Chư bà, Phật giáo, vốn xã hội. 1. Mở đầu Hội Chư bà1 là một trong những tổ chức hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình thực hành Phật giáo tại Việt Nam. Giống như nhiều tổ chức phường hội khác, Hội Chư bà đã được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử nghiên cứu Hội Chư bà, dễ dàng nhận ra, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây thường đi theo hướng khảo tả dân tộc học, tiêu biểu là công trình nghiên cứu Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, xuất bản lần đầu năm 1915. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu Hội Chư bà từ một hướng tiếp cận mới: vận dụng các lý thuyết nhân học hiện đại để tìm hiểu trường hợp Hội Chư bà tại chùa Ngọc Tân, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội2. 2. Vốn xã hội theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội Có thể nói, Lyda Judson Hanifan3 là một trong số những người đầu tiên định danh khái niệm vốn xã hội vào năm 1916. Tuy nhiên, khái niệm vốn xã hội chỉ thực sự trở thành thuật ngữ khoa học quan trọng khi được * TS., Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 32 Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 9 - 2015 Pierre Bourdieu4 bàn luận chuyên sâu trong công trình Các hình thức vốn xuất bản năm 1986. Vào những thập niên 1990, vốn xã hội trở thành lĩnh vực được đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu khoa học xã hội. Khái niệm này gắn với tên tuổi