Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thế giới như tôi thấy: Nguyễn Ngọc Tú
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Thế giới như tôi thấy nguyên gốc là tên một tiểu luận Einstein viết tại Berlin năm 1930 khi ông 51 tuổi. Qua lần tái bản thứ hai bổ sung nhiều bài viết mới, cuốn sách thành một tập hợp các bài viết, thư từ, tiểu luận khoa học, chắt lọc trong suốt cuộc đời nghiên cứu và tham gia hoạt động xã hội, chính trị của Einstein. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (37) 2014 111 THẾ GIỚI NHƯ TÔI THẤY Nguyễn Thị Ngọc Tú1 đối và những phát minh khoa học quan trọng, tầm ảnh hưởng của Einstein còn lan rộng qua các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Là con người khiêm nhường, ông cho rằng “mỗi người cần được tôn trọng như một nhân cách và không ai được thần thánh hóa”, bởi theo ông “sự sùng bái cá nhân luôn có gì đó thiếu công bằng”, tuy thế chính điều này lại xảy ra với Einstein, thế giới ngưỡng mộ ông, “khoác cho những phẩm chất thần thánh về trí tuệ và nhân cách” mà theo Einstein đã vượt quá “điều mà tôi thực chất là và muốn là”. Tuyển tập Mein Weltbild (Thế giới như tôi thấy) của Albert Einstein được công bố lần đầu tại Đức vào năm 1931. Năm 1955, cuốn sách tái bản ở Mỹ, được bổ sung nhiều bài viết mới và đã dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 2005, bản tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng dịch do NXB Tri Thức ấn hành và tính đến năm 2011, cuốn sách đã tái bản đến lần thứ tư. Albert Einstein (1879 – 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX. Không chỉ nổi tiếng bởi Thuyết Tương 1 Thế giới như tôi thấy nguyên gốc là tên một tiểu luận Einstein viết tại Berlin năm 1930 khi ông 51 tuổi. Qua lần tái bản thứ hai bổ sung nhiều bài viết mới, cuốn sách thành một tập hợp các bài viết, thư từ, tiểu luận khoa học, chắt lọc trong suốt cuộc đời nghiên cứu và tham gia hoạt động xã hội, chính trị của Einstein; thể hiện tư tưởng, quan điểm, ý kiến của ông trong nhiều lĩnh vực; thông qua đó, độc giả có thể tự phác họa cho mình chân dung về nhà khoa học thiên tài với tầm cao tư tưởng sâu sắc nhưng mang đậm tính nhân bản; giản dị và kiên định nhưng vẫn giữ nguyên nét duyên dáng của sự hài hước tinh tế. Cuốn sách chia thành bốn phần: phần một Thế giới như tôi thấy, phần hai Chính trị và chủ nghĩa hòa bình, phần ba Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Quốc Xã và phần bốn Các vấn đề Do Thái được viết trong 227 trang với 72 chuyên mục nhỏ, bao gồm cả lời giới thiệu và niên biểu Einstein. Điểm