Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn điều trị tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) bị rắn Cạp nia cắn tại Trung tâm Chống độc Quốc gia trong 8 năm. Đối tượng nghiên cứu là 242 bệnh án rắn Cạp nia cắn được chẩn đoán và điều trị tại Trung tâm Chống độc Bạch Mai. | T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN CẠP NIA CẮN ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI Ngô Đức Ngọc*; Phạm Duệ* TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) bị rắn Cạp nia cắn tại Trung tâm Chống độc Quốc gia trong 8 năm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả có phân tích. Hồi cứu 242 bệnh án rắn Cạp nia cắn được chẩn đoán và điều trị tại Trung tâm Chống độc Bạch Mai. Kết quả: thường để lại vết răng là hai móc độc tại vị trí cắn (82%), liệt cơ vân (79,5%), sụp mi (90,5%), há miệng hạn chế (82,6%), liệt chi (79,5%) và liệt cơ hô hấp (71,9%), giãn đồng tử (86,4%), đau họng (86%), giảm phản xạ gân xương (80,7%). Đặc điểm cận lâm sàng hay gặp là hạ natri máu (67,8%), hạ natri máu tăng lên cao nhất ngày thứ 2, 3, 4 của bệnh, các chỉ số sinh hóa, huyết học, đông máu khác không có nhiều biến đổi. Kết luận: dấu răng rắn cắn trên da, đặc biệt chỉ như vết kim châm. Liệt cơ toàn thân nặng và kéo dài, cơ duỗi dài ngón cái liệt cuối cùng. Đau họng, đau bụng và sụp mi là dấu hiệu sớm của liệt cơ. Hạ natri máu thường gặp, nặng và kéo dài, nếu không điều trị có thể gây tử vong. * Từ khóa: Rắn cắn; Rắn Cạp nia; Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng; Hạ natri máu; Liệt cơ toàn thân. Study of Clinical, Paraclinical Features of Patients Suffered from Bungarus Candidus Bite at Poison Control Center of Bachmai Hospital Summary Objectives: To describe symptoms and signs of Bungarus candidus bite from January 2005 to August 2013. Subjects and methods: Descriptive analysis study. Review special signs and symptoms in patients suffer from Bungarus candidus bite in Poison Control Center in 8 years. Results: There is frequently fangs at bite site (82%), all body muscle paralysis (79.5%), ptosis (90.5%), restricted mouth open (82.6%), myadrisis (86.4%), sore throat (86%), decreased knee jerk (80,7%). Hyponatremia (67.8%) mostly severe at second, third and fourth day after .