Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những đặc trưng trong cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của hai ngôn ngữ; Việt và Anh. | CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒI ĐÁP TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH NGUYỄN THỊ MAI HOA Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra những đặc trưng trong cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của hai ngôn ngữ; Việt và Anh. Các kết quả nghiên cứu về các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh là nền tảng cần thiết trong việc dạy và học tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ với những người Việt Nam học tiếng Anh. Từ khóa: phương thức trực tiếp, tiếng Anh, tiếng Việt, hành vi xin phép, hồi đáp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc nghiên cứu các phương thức biểu hiện hành vi xin phép và hồi đáp trực tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh là nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ trong cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của hai ngôn ngữ, Việt và Anh. Một số công trình trong và ngoài nước (chủ yếu là một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ) đã đề cập đến những nghiên cứu về ngữ dụng học, nhất là những nghiên cứu về hành động ngôn từ, cụ thể là hành vi xin phép và hồi đáp có liên quan đến tiếng Việt và tiếng Anh. Có thể kể đến rất nhiều công trình tiêu biểu như: Nguyễn Văn Quang 1998) với công trình “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen”; Trần Chi Mai (2004) với công trình “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt”; Nguyễn Văn Lập (2005), “Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ” (so sánh với tiếng Anh). Ngoài ra, Đào Nguyên Phúc (2004) trong sách “Sự kiện lời nói xin phép trong giao tiếp” đã đi sâu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của “Sự kiện lời nói xin phép” qua cách miêu tả và phân loại các dạng thức khác nhau của việc sử dụng sự kiện lời nói

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.