Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dấu ấn văn hóa Tày qua tập tản văn tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm của Y Phương

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết Nghiên cứu về dấu ấn văn hóa Tày trong tản văn của Y Phương, nhằm chỉ ra và khẳng định nét độc đáo trên một số khía cạnh của văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh và hơn hết là khát vọng bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa Tày trong thời kỳ hội nhập và giao lưu quốc tế,. . | DẤU ẤN VĂN HÓA TÀY QUA TẬP TẢN VĂN THÁNG GIÊNG, THÁNG GIÊNG MỘT VÒNG DAO QUẮM CỦA Y PHƯƠNG TRẦN CÔNG VĂN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế HOÀNG ĐỨC KHOA Nhà xuất bản Đại học Huế Tóm tắt: Trong tập tản văn “Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm” của Y Phương, mảng viết về văn hóa Tày chiếm một số lượng khá lớn. Đó là những trang viết được chắt ra từ máu của tâm hồn nhà văn nên nó thật nặng lòng. Bài nghiên cứu về dấu ấn văn hóa Tày trong tản văn của Y Phương, nhằm chỉ ra và khẳng định nét độc đáo trên một số khía cạnh của văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh và hơn hết là khát vọng bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa Tày trong thời kỳ hội nhập và giao lưu quốc tế. Trong văn học Việt Nam hiện đại, mảng sáng tác về miền núi chiếm vị trí quan trọng. Những nhà văn vùng cao đã góp phần không nhỏ trong việc mang lại những âm điệu mới cho nền văn học dân tộc. Y Phương là một trong số những người tiêu biểu như thế. Người con trai làng Hiếu Lễ ấy, tên đầy đủ là Hứa Vĩnh Sước (1948). Từ cậu bé Tày chân trần, trải qua bao giông gió cuộc đời, Y Phương đã gây sự chú ý cho người đọc. Nếu trước đây người ta thường nhớ về Y Phương qua các tập thơ Tiếng hát tháng giêng (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Chín tháng (trường ca) và đặc biệt là bài thơ nổi tiếng “Nói với con” thì nay ông lấn sang một địa hạt mới và để lại dấu ấn khá đặc biệt - đó là tản văn. Năm 2009 tập tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (đạt giải B của Hội Văn học nghệ thuật dân tộc thiểu số Việt Nam) ra đời như là một phần thưởng xứng đáng cho tinh thần sáng tạo của nhà văn miền sơn cước này. Nếu thơ Y Phương là tiếng nói mạnh mẽ của một sức sống, một tình yêu không thể hoà lẫn với bất kỳ ai, thì trong tản văn một lần nữa Y Phương lại tô đậm thêm bản sắc của chính mình, của dân tộc mình. Tác phẩm của Y Phương góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Tày nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung trong thời đại mới. Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, văn hóa “là hệ thống hữu cơ các giá trị .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.