Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giải pháp dạy học các bài phong cách chức năng ở trung học phổ thông theo hướng tích hợp

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết Giải pháp dạy học các bài phong cách chức năng ở trung học phổ thông theo hướng tích hợp trình bày: Nêu ra một số giải pháp cơ bản như: sử dụng phối hợp các loại câu hỏi, bài tập và kết hợp hình thành kĩ năng tạo lập, tiếp nhận trong dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp,. . | GIẢI PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI PHONG CÁCH CHỨC NĂNG Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRẦN VĂN CHUNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế LÊ THỊ THU HIỀN Trường THPT Đặng Trần Côn, Thừa Thiên Huế Tóm tắt: Tổ chức dạy học các bài phong cách chức năng (PCCN) theo hướng tích hợp là một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt ở THPT. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu ra một số giải pháp cơ bản như: sử dụng phối hợp các loại câu hỏi, bài tập và kết hợp hình thành kĩ năng tạo lập, tiếp nhận trong dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp. Phong cách chức năng (PCCN) là những khuôn mẫu, chuẩn mực quy định việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Nắm chắc kiến thức về PCCN, học sinh sử dụng ngôn ngữ ngày càng chính xác và tinh tế hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra những con đường dạy học phù hợp. Một trong số đó là việc dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp. Trong lý luận dạy học hiện đại, thuật ngữ tích hợp được dùng để chỉ một trào lưu sư phạm. Xavier Roegvers đã định nghĩa về trào lưu này như sau: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó, toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động” [5, 73]. Ở Việt Nam, thuật ngữ tích hợp cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tác giả Nguyễn Văn Tứ cho rằng: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ có hệ thống ở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hoặc phân môn khác nhau thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học, phân môn đó” [4, 31]. Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng: “Tích hợp (integration) là phương hướng phối hợp (integrate) một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học như các

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.