Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook 284 anh hùng hào kiệt của Việt Nam: Phần 2 - NXB Công an nhân dân
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Phần 2 ebook gồm các nhân vật anh hùng hào kiệt: Nguyễn Quang Diêu, Mai Lão Bạng, Lê Văn Huân, Bùi Chính Lộ, Nguyễn Thức Đường, Hồ Phi Huyền,. chi tiết nội dung tài liệu. | NGUYỄN QUANG DIÊU Nguyễn Quang Diêu hiệu Tử Ngọc, biệt hiệu Trần Cảnh Sơn và Nam Xương, sinh năm Canh Thìn (1880) trong một gia đình khá giả; quê ở xã Tân Thuận, tổng An Tịnh, quận Cao Lãnh, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là Nguyễn Quang Huy (tức Hội đồng Sách) và Thân mẫu là Nguyễn Thị Huệ. Nguyễn Quang Diêu có tư chất thông minh từ nhỏ, đặc biệt là tính tình khoan dung, điềm đạm nhưng ngay thẳng và dũng cảm, có tâm hồn yêu nước dạt dào. Khi phong trào Duy tân lan rộng vào Nam, ông hăng hái gia nhập và hoạt động cùng các chí sĩ Nguyễn An Khương ( cha Nguyễn An Ninh) Nguyễn Thần Hiến, Bùi Chí Nhuận. Năm 1907, ông đặt trụ sở bí mật ở chùa Linh Sơn (Cao Lãnh). Từ chùa này ông phát triển tới chùa Kim Quang và các chùa khác. Năm 1912, Phan Bội Châu giải tán Duy tân hội thành lập Việt Nam Quang Phục hội thì ông và hầu hết các đồng chí lại chuyển sang hoạt động cho Việt Nam Quang Phục hội. Tháng 5 năm 1913, Nguyễn Quang Diêu dẫn đầu một đoàn 12 người, vượt biên giới sang Cao Miên, tới Xiêm La để từ đó đi Trung Hoa liên lạc với Phan Bội Châu và các đồng chí trong Tổng bộ. Đến Hương Cảng, các ông chưa kịp hoạt động thì cảnh sát Anh khám thấy tạc đạn và giấy tờ quan trọng tại nơi phán ở, nên ông và các đồng chí đều bị bắt. Nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng trục xuất, giải các ông về Hà Nội, giao cho mật thám Pháp. Trong phiên tòa xét xử, chúng coi ông là người cầm đầu, kết án 10 năm khổ sai, đầy sang Guyane (Nam Mỹ). Trên đường đi Guyane qua Pháp, chúng giam ông ở nhà ngục Mác xây. Thực dân Pháp đầy Nguyễn Quang Diêu đến một hòn đảo hoàn toàn xa lạ, sống giữa những người ngoại tộc, ông không hề biết tiếng nói, phong tục tập quán, không được nghe tiếng nói thân thương của đồng bào, đồng chí, cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Đế quốc Pháp tin rằng ông sẽ phải chịu chết già trên hòn đảo đó, xong với ý chí quật cường, quyết tâm vượt ngục trở về nước hoạt động như ông đã bộc lộ trong bài thơ Bị giam ỏ MácXây cảm tác; “ Nếm mật nằm gai đành tạm lúc, Sổ lồng tháo cũi hẳn chờ .