Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng 6, 7 hàm trên bằng dụng cụ protaper tay tại Bệnh viện 103

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết nghiên cứu trên 31 bệnh nhân (BN) với 34 răng hàm hàm trên (21 răng số 6 và 13 răng số 7), tuổi từ 15 - 63 được điều trị tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện 103. Kết quả: răng số 6 hàm trên gặp 21/34 răng (61,76%), răng số 7 hàm trên gặp 13/34 răng (38,24%). | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2014 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA RĂNG 6, 7 HÀM TRÊN BẰNG DỤNG CỤ PROTAPER TAY TẠI BỆNH VIỆN 103 Trần Thị Thanh Xuân*; Trương Uyên Cường* TÓM TẮT Nghiên cứu 31 bệnh nhân (BN) với 34 răng hàm hàm trên (21 răng số 6 và 13 răng số7), tuổi từ 15 - 63 được điều trị tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện 103. Kết quả: răng số 6 hàm trên gặp 21/34 r¨ng (61,76%), răng số 7 hàm trên gặp 13/34 răng (38,24%). Kết quả tốt ngay sau điều trị: 88,24% (30/34 răng). Kết quả tốt sau 1 tuần điều trị: 94,12% (32/34 răng). Kết quả sau 3 tháng với 22 BN (23 răng) đạt kết quả tốt: 95,65% (22/23 răng). * Từ khóa: Răng 6, 7 hµm trªn; Điều trị nội nha; Protaper. EVALUATE RESULTS OF ENDODONTIC TREATMENT of MAXILLARY FIRST AND SECOND MOLAR WITH PROTAPER AT 103 HOSPITAL SUMMARY We studied 31 patients with 34 permanent teeth (21 for maxillary first molar and 13 for maxillary second molar), aged from 15 - 63 in Odonto-Stomatology Department, 103 Hospital. Results: maxillary first molar 21/34 teeth (61.76%), maxillary second molar 13/34 teeth (38.24%). Good results of immediate treatment: 88.24% (30/34 teeth); after 1 week of treatment: 32/34 teeth (94.12%); after 3 months’ treatment: 22 patients (23 teeth) (95.65%). * Key words: Maxillary first and second molar; Endodontic treatment; Protaper. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng thường gặp, gây đau đớn và ảnh hưởng tới sức lao động của người bệnh. Do đó, việc điều trị nội nha giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn răng và phục hồi chức năng, thẩm mỹ. Để điều trị nội nha thành công, bên cạnh làm sạch và tạo hình ống tủy, hàn kín ống tủy theo 3 chiều không gian, nha sỹ cần phải có dụng cụ chuyên biệt. Năm 1957, đã có chuẩn hóa hệ thống dụng cụ cầm tay nội nha bằng thép không rỉ theo ISO với độ thuôn 2%. Tuy nhiên, những dụng cụ này đòi hỏi thời gian làm việc kéo dài, độ thuôn ống tủy ít, ảnh hưởng đến làm sạch và hàn kín ống tủy sau này. Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện, dụng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.