Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thư mục chuyên đề: Văn hóa dân gian Đà Nẵng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tập thư mục gồm hai phần chính là Thư mục toàn văn và Thư mục chỉ chỗ. Thư mục toàn văn giới thiệu những bài biết, bài nghiên cứu về văn hóa dân gian trên tất cả các lĩnh vực, từ ẩm thực đến làng nghề, phong tục tập quán, lễ hội và nhiều vấn đề khác. Thư mục chỉ chỗ giúp độc giả có thể dễ dàng tra tìm những bài biết, bài nghiên cứu, những tập sách có nội dung mà mình quan tâm. | LỜI GIỚI THIỆU Thuật ngữ văn hóa dân gian "folklore" được W J.Thom sử dụng đầu tiên vào năm 1846 để chỉ "phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ. của người thời trước". Từ đó đến nay, bộ môn văn hóa dân gian học đã ra đời, phát triển và đạt nhiều thành tích nổi bật. Ở Việt Nam, thuật ngữ "folklore" được sử dụng từ lâu và tùy theo mỗi thời kỳ được dịch ra tiếng Việt là "văn học dân gian", "văn nghệ dân gian" và nay là "văn hóa dân gian". Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nước ta đã triển khai việc sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian trên nhiều lĩnh vực, với hàng ngàn công trình có chất lượng. Tại Đà Nẵng, ngay từ thế kỷ XVI, XVII Tiến sĩ Dương Văn An trong tác phẩm “Ô Châu cận lục”, Cristophoro Borri trong “Xứ Dàng Trong năm 1621” và nhiều tác giả khác đã những ghi chép rải rác về văn hóa dân gian Đà Nẵng Từ năm 1975 trở về sau, nhiều tập sách, công trình đậm chất văn hóa dân gian lần lượt ra đời như “Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng” của Nguyễn Văn Bổn, “Tín ngưỡng thờ Nữ thần của người Việt ở xứ Quảng (Quảng Nam - Đà Nẵng)“ của Nguyễn Xuân Hương, “Văn hoá dân gian Hoà Vang” của Võ Văn Hòe, “Chuyện làng nghề đất Quảng” của Phạm Hữu Đăng Đạt, đặc biệt là Tổng tập văn hóa dân gian đất Quảng của Hội Văn nghệ dân gian Đà Nẵng Đồng thời, nhiều bài viết, bài nghiên cứu có nội dung về văn hóa dân gian được công bố rộng rãi trên báo, tạp chí Trung ương và địa phương, đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian của thành phố Đà Nẵng. Để thực hiện kế hoạch Số 1700/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, song song với việc tuyên truyền, phổ biến cũng như tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng chủ trương xuất bản tập thư mục chuyên đề “Văn hóa dân gian Đà Nẵng”. Tập thư mục gồm hai phần chính là Thư mục toàn văn và Thư mục chỉ chỗ. Thư mục toàn văn giới thiệu những bài biết, bài nghiên cứu về văn hóa dân gian trên tất cả các lĩnh vực, từ ẩm thực đến làng nghề,