Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài nguyên nấm dược liệu và kết quả nuôi trồng Lục bảo Linh chi trên giá thể tổng hợp ở Thừa Thiên Huế
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết trình bày kết quả nuôi trồng Lục bảo Linh chi trên giá thể tổng hợp ở Thừa Thiên Huế. Ở Thừa Thiên Huế, hiện nay có 35 loài nấm dược liệu thuộc 4 họ Coriolaceae, Ganodermataceae, Hymenochaetaceae và Lentinaceae đã được nuôi trồng thành công tại phòng nuôi trồng nấm, khoa Sinh học – Đại học Khoa học Huế. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 1 (2016) TÀI NGUYÊN NẤM DƯỢC LIỆU VÀ KẾT QUẢ NUÔI TRỒNG LỤC BẢO LINH CHI TRÊN GIÁ THỂ TỔNG HỢP Ở THỪA THIÊN HUẾ Ngô Anh Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: ngoanh1956@yahoo.com TÓM TẮT Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thành phần loài nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế rất đa dạng; đến nay 117 loài nấm dược liệu thuộc 16 họ nấm lớn đã được phát hiện ở Thừa Thiên Huế. Về công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi, hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp nuôi trồng thông dụng là nuôi trồng trên gỗ khúc và nuôi trồng trên giá thể tổng hợp (mùn cưa hoặc các nguyên liệu cellulose và các phụ gia dinh dưỡng). Ở Thừa Thiên Huế, hiện nay có 35 loài nấm dược liệu thuộc 4 họ Coriolaceae, Ganodermataceae, Hymenochaetaceae và Lentinaceae đã được nuôi trồng thành công tại phòng nuôi trồng nấm, khoa Sinh học – Đại học Khoa học Huế. Hiệu suất trồng Lục bảo Linh chi trên giá thể tổng hợp đạt 2,6 – 8,4%. Mùn cưa của các loài cây gỗ: Cao su, Keo lai, Keo tai tượng và Tràm hoa vàng có thể sử dụng để trồng nấm Linh chi cho năng suất rất cao và ổn định, hiệu suất trồng đạt 3,8 – 8,4%. Từ khóa: Nuôi trồng, năng suất và giá thể, phát triển, sinh trưởng. 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước có mức độ đa dạng sinh vật rất cao trên thế giới, (chiếm 6,5% số loài sinh vật trên thế giới), được xem là nơi phát sinh hệ sinh vật của trái đất. Hiện nay khu hệ nấm lớn ở Việt Nam đã được ghi nhận 1821 loài (Trịnh Tam Kiệt, 2014)[7], trong đó có nhiều loài được dùng làm dược phẩm điều trị nhiều bệnh hiểm nghèo. Ở Thừa Thiên Huế chúng tôi đã xác định 465 loài nấm lớn, trong đó có 117 loài nấm dược liệu thuộc 16 họ trong 2 ngành nấm Túi (Ascomycota) và nấm Đảm (Basidiomycota). Đặc biệt có nhiều loài nấm dược liệu quý hiếm trong các họ nấm Linh Chi (Ganodermataceae), nấm lỗ (Coriolaceae), nấm gỗ (Hymenochaetaceae), [5]. Hiện nay trên phạm vi toàn thế giới người ta đã mô tả khoảng 100.000 loài .