Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Quang Trung

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Quang Trung để tích lũy kinh nghiệm giải đề các bạn nhé! | TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI MINH HỌA KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 MÔN : NGỮ VĂN ( Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề) Phần 1. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường. Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa (Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu) 1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ? 2. Cách xưng hô : con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì ? 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ. 4. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? II. Làm văn(7 điểm). Câu 1. (2.,0 điểm) Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên (Hồ Chí Minh, Nửa đêm) Từ ý thơ của Hồ Chí Minh, anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình trên ( 200 từ ) về vai trò của giáo dục với việc hình thành nhân cách của con người. Câu 2. (5,0 điểm) Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa. (Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bấc cù bơ ( Trích Từ ấy ,Tố Hữu) Để bình luận về nhận định sau: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung.(Ngữ văn 12, Tập một, tr.97, NXB Giáo dục – 2009) -----------HẾT----------

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.