Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường: Phần 2 - NXB Tri thức
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Phần 2 ebook gồm các nội dung: Cùng nhau giải quyết vấn đề, khen ngợi mà không tâng bốc, phê bình nhưng không gây tổn thương, làm sao để giải phóng trẻ khỏi một vai trò nào đó, phụ huynh và giáo viên hãy phối hợp với nhau, vật bắt giữ giấc mơ,. chi tiết nội dung tài liệu. | 4. CÙNG NHAU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: SÁU BƯỚC KHUYẾN KHÍCH TRẺ SÁNG TẠO VÀ TẬN TÂM Vào ngày cuối cùng của năm học đầu tiên tôi đi dạy, Tasha - một học sinh vẫn thường nói chuyện lớn tiếng trong lớp - bảo với tôi rằng, “Cô quá dễ dãi với tụi em. Cô để cho tụi em muốn làm gì thì làm, thế mà chẳng đứa nào bị gì hết.” Tôi bật cười bảo, “Sao bây giờ em mới nói?” Nó trả lời, “Vì nếu nói sớm thì em đâu có được sướng đến vậy.” Cả hai cùng mỉm cười khi Tasha tung tăng ra khỏi lớp, nhưng khi nó vừa đi khuất là nụ cười trên môi tôi vụt tắt. Chẳng lẽ Tasha nói đúng? Tôi đã để cho học sinh tự do quá trớn mà chẳng chấn chỉnh gì sao? Có lẽ thế. Tôi đã quyết chí không dùng đến những cách trừng phạt, để được học sinh yêu mến, Thậm chí còn bỏ qua những điều mà tôi cho là vặt vãnh - học sinh ngắt lời nhau, châm chọc nhau, hoặc nói dóng lên từ dãy bên này sang dãy bên kia. Tại sao phải phá hỏng một tiết học thú vị bằng cách thổi phồng đôi ba lỗi vi phạm vụn vặt như thế? Nhưng chẳng phải Tasha vừa cho tôi biết rằng nó đã lợi dụng niềm khao khát được “dễ mến” của tôi đấy sao? Và chắc chắn nó không phải là đứa duy nhất làm như thế. Tôi quyết tâm năm sau sẽ nghiêm khắc hơn, sẽ áp đặt quy định ngay ngày đầu tiên vào lớp và khắt khe ép buộc học sinh phải tuân thủ. Nhưng chỉ sau vài tuần của tháng Chín, tôi thấy mình lại bắt đầu rơi vào tình trạng dễ dãi. Chẳng hạn, theo ý kiến của tôi, một tiết thảo luận tốt phải là một tiết học để cho học sinh được tự do hăng hái trao đổi, bày tỏ ý kiến riêng của mình. Nếu có em nào đấy ngang nhiên ngắt lời bạn khác thì cũng chẳng phải lỗi gì lớn lắm. Em nào không đồng tình với ý kiến mà nó vừa nghe được, và trong lúc hăng tiết đã cười khẩy, bảo đứa kia là “đồ ngu”, tôi cũng cho qua. Thế nhưng, khi tình trạng tranh nhau phát biểu và chê bai nhau tăng dần, giờ thảo luận của lớp tôi nhanh chóng biến thành một trận cãi vã kịch liệt. Tuy nhiên, tôi vẫn không nỡ làm nguội nhiệt huyết của các em bằng những lời nhắc nhở nghiêm khắc, la rầy hay khiển trách. Có lẽ tôi .