Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng và đặc trưng tín ngưỡng dân gian ở Thoại Sơn - An Giang
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết này áp dụng phương pháp liên ngành khảo tả, phân tích và đánh giá thực trạng và đặc trưng tín ngưỡng dân gian hiện nay ở Thoại Sơn, góp phần xác định quy luật và xu hướng biến đổi của chúng. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X4-2015 Thực trạng và đặc trưng tín ngưỡng dân gian ở Thoại Sơn - An Giang Nguyễn Ngọc Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Thoại Sơn, địa phương được khai khẩn gắn liền với con kênh đào Thoại Hà nối Long Xuyên với Rạch Giá đầu thế kỷ XIX, là vùng đất tương đối đặc thù với ba kiểu loại hình sinh thái đồng ruộng, đồi núi và sông ngòi - kênh rạch và kho tàng tín ngưỡng - tôn giáo phong phú vào bậc nhất ĐBSCL. Ở Thoại Sơn tồn tại nhiều cấu trúc tôn giáo đan xen và dung hoà, hết thảy đều đang trên đà biến đổi theo nhịp sống hiện đại dù vẫn duy trì những giá trị cốt lõi của chúng. Bài viết này áp dụng phương pháp liên ngành khảo tả, phân tích và đánh giá thực trạng và đặc trưng tín ngưỡng dân gian hiện nay ở Thoại Sơn, góp phần xác định quy luật và xu hướng biến đổi của chúng. Từ khóa: tín ngưỡng, Thoại Sơn, hiện trạng, đặc trưng, biến đổi 1. Điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội vùng đất Thoại Sơn 1.1. Điều kiện tự nhiên Nam Bộ Việt Nam rộng 64.207,8 km2, dân số trên 30 triệu người, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL, tức miền Tây Nam Bộ) rộng 23.605,5 km2, dân số 17,7 triệu người1. ĐBSCL là miền đất phù sa châu thổ do hệ thống sông Mêkông bồi lắp mà thành trong suốt hàng triệu năm qua đã tạo nên nét đặc thù hết sức điển hình của đồng bằng châu thổ trong khu vực và trên thế giới. Sông ngòi dày đặc, hệ thực vật phong phú, cá tôm dồi dào đã biến Tây Nam Bộ thành vùng định cư ổn định và hào phóng của các tộc người Việt, Khmer, Hoa và Chăm. Theo tài liệu khảo cổ học, hàng chục vạn năm trước con người đã đặt chân đến miền đất này, biến nó thành miền đất sống, dần dà trải qua thời kỳ cổ đại với lớp văn hóa Phù Nam - Óc Eo rồi cho đến thời cận đại với các sự có mặt của người Khmer, người Việt và người Hoa cùng tạo nên một 1 Theo Cục Thống kê dân số năm 2008 - http://www.gso.gov.sn diện mạo tổng hòa của văn hóa đa tộc người đa dạng nhưng dung hòa mật thiết. Trong bức tranh tổng thể ấy, vùng Óc