Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giấc mơ như một cổ mẫu trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Cổ mẫu (archetype) được hiểu là những “biểu tượng lớn” có nguồn gốc từ xa xưa, thoát thai từ vô thức tập thể. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, với truyện ngắn Việt Nam đương đại, có thể xem giấc mơ như một cổ mẫu. Giấc mơ trở thành một ẩn dụ, ám dụ mang tính tư tưởng và trở đi trở lại trên trang viết của nhiều nhà văn. Một mặt nó là sự tiếp nối nguồn mạch cảm hứng văn học dân gian, văn học cổ trung đại; mặt khác nó thấm đượm cảm quan hiện đại. Các nhà văn đã thử nghiệm triết lý trong mơ, triết lý bằng giấc mơ, mở rộng biên độ sáng tạo của mình bằng giấc mơ. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng có thể mang đến một góc nhìn khác về truyện ngắn Việt Nam đương đại dưới lăng kính cổ mẫu. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X2-2015 Giấc mơ như một cổ mẫu trong truyện ngắn Việt Nam đương đại Trần Thị Tươi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Cổ mẫu (archetype) được hiểu là những “biểu tượng lớn” có nguồn gốc từ xa xưa, thoát thai từ vô thức tập thể. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, với truyện ngắn Việt Nam đương đại, có thể xem giấc mơ như một cổ mẫu. Giấc mơ trở thành một ẩn dụ, ám dụ mang tính tư tưởng và trở đi trở lại trên trang viết của nhiều nhà văn. Một mặt nó là sự tiếp nối nguồn mạch cảm hứng văn học dân gian, văn học cổ trung đại; mặt khác nó thấm đượm cảm quan hiện đại. Các nhà văn đã thử nghiệm triết lý trong mơ, triết lý bằng giấc mơ, mở rộng biên độ sáng tạo của mình bằng giấc mơ. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng có thể mang đến một góc nhìn khác về truyện ngắn Việt Nam đương đại dưới lăng kính cổ mẫu. Từ khóa: cổ mẫu, giấc mơ, truyện ngắn “Huyền thoại là đạo sống của một dân tộc” (C.G.Jung). Với niềm tin mãnh liệt ấy, hơn nửa thế kỷ trước dấu chân Carl Gustave Jung đã để lại khắp các vùng bộ lạc bán khai ở Nam Mỹ, Bắc Phi, Đông Nam Á để truy tìm cho được huyền thoại ở dạng thức nguyên thủy. Trên con đường tìm kiếm, ông đã mở ra cánh cửa của vô thức tập thể và cổ mẫu1. Theo C.Jung, “vô thức tập thể” có vai trò đặc biệt trong cơ cấu tâm lý con người, nó giữ một vị trí quan trọng trong sự hình thành văn minh, văn hóa nhân loại. Cùng với “vô thức tập thể” là “cổ mẫu” – “cái gọi về sự huyền bí khi cái nguyên thủy trong con người tìm về nguồn cội đã nuôi dưỡng nó và cất giữ tinh thần của tổ tiên nó”2. Và bởi vì cổ mẫu là một “tiềm năng thuần túy”3 (pure potentialité), một 1 Archetype (archétype) có nhiều cách dịch khác nhau: cổ mẫu, bản gốc (Hà Văn Tấn), cổ tượng (Trần Quốc Vượng); mẫu cổ, mẫu gốc (Đỗ Đức Hiểu), nguyên sơ tượng (Kim Định), siêu mẫu (Đỗ Lai Thúy). Ở đây chúng tôi chọn cách dịch cổ mẫu vì thấy cách dịch này phù hợp với tinh thần nghiên cứu của đề tài. 2 S.Freud-C.G.Jung – G.Bachelard –