Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố động lực trong phát triển kinh tế - xã hội

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết này xin điểm qua những chặng đường phát triển cùng với những bài học lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là đầu tàu kinh tế, thành phố động lực của đất nước trên ba thế kỷ qua. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X5-2015 Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố động lực trong phát triển kinh tế - xã hội Võ Văn Sen Dương Thành Thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Gia Định - Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh là một tiểu vùng lịch sử văn hoá có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là đầu tàu kinh tế, khoa học - kỹ thuật của cả nước khi đất nước tiến lên công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Với chỉ hơn 300 năm xây dựng và phát triển – tính từ khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đồng Nai, thiết lập các cơ sở hành chính đầu tiên của người Việt vào năm 1698 – Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một “thành phố trẻ” của một đất nước ngàn năm văn hiến. Với vị thế của mình, Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh đã là nơi chứng kiến những chặng đường quan trọng, những bước ngoặt trọng đại trong tiến trình phát triển của đất nước, tự thân phát triển thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Nam bộ nói riêng, cả nước nói chung. Ngày nay, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của một trung tâm kinh tế - chính trị của đất nước, một “thành phố động lực” trong phát triển kinh tế, không chỉ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn của cả nước. Bài viết này xin điểm qua những chặng đường phát triển cùng với những bài học lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là đầu tàu kinh tế, thành phố động lực của đất nước trên ba thế kỷ qua. Từ khóa: Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh, kinh tế Việt Nam 1. Về khái niệm “Thành phố động lực” Nhà địa lý học người Đức Walter Christaller (1893-1969), với học thuyết về “Vị trí trung tâm” (Central Place Theory, 1933)1, đã tạo nên một bước đột phá trong việc nghiên cứu các thành phố như là một hệ thống liên kết giữa các thành phố trung tâm và ngoại vi, chứ không phải là hệ thống phân cấp đơn giản hoặc các thực thể tồn tại một cách độc lập và đơn nhất. Theo đó, những

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.