Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Bí mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Phần 2 - NXB Văn học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nối tiếp phần 1, phần 2 ebook "Bí mật Tử Cấm Thành Bắc Kinh" do NXB Văn học ấn hành gồm các nội dung sau: Hoàng Lăng ngoài Thập Tam Lăng, sự thần bí của lăng tẩm đế hậu Minh, Thanh, tiết lộ bí mật thuốc trường sinh bất lão của cung đình,. chi tiết nội dung tài liệu. | HOÀNG LĂNG NGOÀI THẬP TAM LĂNG Triều Minh (1368 – 1644) tổng cộng có mười sáu vị hoàng đế, ngoài Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) nhập táng ở Hiếu Lăng thuộc phía nam chân núi Chung Sơn, Nam Kinh ra, còn có mười ba vị hoàng đế sau khi chết nhập táng ở mười ba ngôi hoàng lăng thuộc huyện Xương Bình, Bắc Kinh. Thế thì còn lăng mộ của hai vị hoàng đế tức Kiến Văn đế (tại vị năm 1399 – 1402) và Đại Tông (Cảnh Thái đế, tại vị năm 1450 – 1457) nằm ở đâu, tại sao không nhập táng vào hoàng lăng? Có lẽ độc giả cũng cảm thấy kỳ quặc, ở đây có một câu chuyện rất mực thú vị. Chu Nguyên Chương sau khi khai sáng giang sơn Đại Minh, vào năm Hồng Vũ thứ nhất (năm 1368) đã lập con trưởng Chu Tiêu làm hoàng tử, đó chính là thái tử Ý Văn không may mất sớm. Chu Nguyên Chương tuổi đã 65 bèn lập con thứ của Chu Tiêu (vì con trưởng đã chết yểu) là Chu Doãn Văn làm hoàng thái tôn, lúc đó mới có 15 tuổi. Năm Hồng Vũ thứ ba mươi mốt (năm 1398), Chu Nguyên Chương bệnh rồi chết, căn cứ theo di chiếu, Chu Doãn Văn kế ngôi hoàng đế, năm đó mới 21 tuổi, đổi niên hiệu là Kiến Văn, đó chính là hoàng đế thứ hai của triều Minh. Chu Nguyên Chương có tất cả hai mươi sáu nguời con trai. Sau khi xây dựng triều Minh, ngoài hoàng thái tử ra những người còn lại đều được phong vương, sắp xếp ở các vùng yếu địa trên toàn quốc. Những thân vương này tuy không được phép can dự vào chính sự địa phương, chỉ có số ít quân đội hộ vệ nhưng do họ thường tham gia các hoạt động luyện binh và chinh chiến của triều đình nên cũng có thế lực tương đối lớn. Những thân vương hùng mạnh này đều là chú của Chu Doãn Văn. Năm Hồng Vũ cuối cùng, các công thần dũng tướng bên cạnh Chu Nguyên Chương đa số đã bị cắt giảm nên địa vị của những thân vương càng trở nên nổi trội. Sau khi Kiến Văn đế kế vị, giữa trung ương và các vị vương đã “gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây”, các vương phủ không ngừng xuất hiện dấu hiệu mưu phản. Lúc đó con trai thứ hai Tần vương, con trai thứ ba Tấn vương của Chu Nguyên Chương đều đã chết, người có

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.