Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích 2 khổ đầu trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài thơ "Tràng Giang" luôn đứng vững và đứng cao trong nền văn học nước nhà, cũng như trong trái tim của người đọc mãi về sau. Một nỗi buồn đã qua đi từ lâu, nhưng dư vị ấy, cảm giác ấy, nỗi buồn ấy cứ đọng mãi với con người sau này mỗi khi đọc “Tràng Giang”, khiến người ta phải suy ngẫm về nhân tình và cuộc đời. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH HAI KHỔ ĐẦU BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Có lẽ thiên nhiên đẹp và bao la đại ngàn luôn làm khuấy động nỗi lòng và tâm thức con người, nó khuấy sâu thẳm vào lòng người khiến nỗi sầu càng sầu hơn, vì vây việc dùng vẻ đẹp bao la của thiên nhiên để bày tỏ tâm trạng đã được rất nhiều thi sỹ sử dụng trong thơ trung đại. Nhưng Huy Cận đã tiếp thu phong vị đó vào tác phẩm “Tràng Giang” của mình, phổ thêm những nét mới lạ của thơ hiện đại; qua đó, Huy Cận đã tạo nên cho người đọc những ấn tượng về không gian của tác phẩm, đặc biệt là trong hai khổ thơ đầu. Ngay từ tên bài thơ “Tràng Giang” và lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng sông dài”, một không gian sông nước bao la đã hiện hữu. “Tràng” tức là dài, “Giang” là sông. Sông dài, trời rộng mở ra một không gian bao la, tươi đẹp, nhưng buồn, nhưng dấy lên trong tâm hồn tác giả một nỗi “bâng khuâng” lạ kỳ. Khổ thơ đầu tiên, Huy Cận viết: “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả, Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Không gian bao la, rộng lớn hiện hữu trước mắt, nhưng cũng bởi vậy mà con người càng cảm thấy lạc lõng, cô đơn. Giữa bạt ngàn của sông nước, con người nhỏ bé, lặng lẽ, cô đơn. Đứng trước không gian ấy, nỗi lòng Huy Cận cũng dâng trào. Từng đợt sóng xô trên “Tràng Giang” là “điệp điệp” nỗi buồn trong tâm hồn thi sỹ. Sóng của thiên nhiên vỗ nhẹ thì cơn sóng lòng dào dạt ùa về. Và từ đây, một không gian thứ hai xuất hiện đó là không gian của tình cảm, cảm xúc trong nỗi lòng tác giả. Nhìn về phía sông nước bao la, tác giả thấy một con thuyền cứ trôi theo mái nước song song. Có lẽ con thuyền ấy trôi rất nhẹ, không có chút mệt mỏi, nhưng vô thức và cô đơn. Con thuyền cứ trôi mãi theo dòng nước song song, hai chữ “song song” như hai đường thằng dài tít tắp, cứ chạy mãi mà không bao giờ gặp, cũng giống như thân phận của con thuyền kia, vô dịnh và bơ vơ, lạc lõng. Nhìn con thuyền mà nỗi sầu của tác giả như dâng cao, không gian .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.