Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
ùng với phát triển kinh tế, đô thị hoá của thành phố Thái Nguyên là sự gia tăng về rác thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên phát sinh bình quân khoảng 206 tấn/ngày, 73.327 tấn/năm, trong đó khu vực trung tâm chiếm 55%, khu vực phía Nam 31%, khu vực phía Bắc 14%. Tỷ lệ thu gom bình quân toàn thành phố đạt 68%. | Nguyễn Ngọc Nông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 181 - 185 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Nguyễn Ngọc Nông1*, Nguyễn Ngọc Sơn Hải Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cùng với phát triển kinh tế, đô thị hoá của thành phố Thái Nguyên là sự gia tăng về rác thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy tổng lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên phát sinh bình quân khoảng 206 tấn/ngày, 73.327 tấn/năm, trong đó khu vực trung tâm chiếm 55%, khu vực phía Nam 31%, khu vực phía Bắc 14%. Tỷ lệ thu gom bình quân toàn thành phố đạt 68%. Tỷ lệ các chất thải có thể tái chế, tái sử dụng gồm: hữu cơ 56,6%, nilon, nhựa 7,91%, kim loại 1,97%, giấy loại 5,93%. Đây là nguồn tái nguyên rất lớn có thể tái chế, tái sử dụng để vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vấn đề môi trường. Nếu được thu gom, quản lý, tái chế, tái sử dụng hợp lý, nguồn thu mỗi năm từ chất thải sinh hoạt của thành phố đạt khoảng 48 tỷ đồng. Từ khoá: Rác thải, môi trường, thành phố, tái sử dụng. ĐẶT VẤN ĐỀ* Chất thải sinh hoạt hiện đang là vấn đề nan giải, là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn rộng. Quản lý rác thải hiện nay đang trở thành một vấn đề bức xúc, khó khăn tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp tập trung ở nước ta.Thái Nguyên là thành phố đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên 189,7 km2, dân số hơn 330.000 người, có 10 xã và 18 phường, là thành phố có quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hoá nhanh, hoạt động công nghiệp lâu đời, là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 của cả nước. Cùng với phát triển kinh tế, đô thị hoá, là sự gia tăng về chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý, thu gom, phân loại, quản lý và tái sử dụng chất thải, nếu được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ, có hệ thống quản lý và công nghệ xử lý phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và .