Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nông hộ tại huyện Đồng Hỷ
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong suốt 3 năm qua, ngành chè Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Diện tích, năng suất cũng như sản lượng chè hàng năm đã được tăng lên, dần dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hiệu quả kinh tế cây chè đã đem lại cho nông dân và cho địa phương nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này ngành chè vẫn gặp nhiều khó khăn: giá cả biến động thất thường, nhà máy thiếu nguyên liệu, sản xuất manh mún. Không chỉ có doanh nghiệp gặp khó khăn mà người trồng chè cũng lao đao không kém, hầu hết các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá cả phụ thuộc vào tư thương. Bài viết này đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế cho nông hộ. | Nguyễn Thị Phương Hảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 87 - 91 NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ Nguyễn Thị Phương Hảo * Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong suốt 3 năm qua, ngành chè Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng đã có nhiều bước tiến đáng kể. Diện tích, năng suất cũng như sản lượng chè hàng năm đã được tăng lên, dần dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hiệu quả kinh tế cây chè đã đem lại cho nông dân và cho địa phương nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, đến thời điểm này ngành chè vẫn gặp nhiều khó khăn: giá cả biến động thất thường, nhà máy thiếu nguyên liệu, sản xuất manh mún. Không chỉ có doanh nghiệp gặp khó khăn mà người trồng chè cũng lao đao không kém, hầu hết các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá cả phụ thuộc vào tư thương. Bài viết này đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè trong thời kỳ hội nhập kinh tế cho nông hộ. Từ khóa: Hiệu quả, sản xuất chè, nông hộ, giải pháp, Đồng Hỷ. ĐẶT VẤN ĐỀ* Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cây chè được xác định là cây mũi nhọn của huyện. Toàn huyện có 2.738,5 ha chè các loại (năm 2010), đứng thứ 3 trong toàn tỉnh (sau hai huyện Đại Từ và Phú Lương). Trong đó diện tích chè tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc và phía Nam của huyện. Những năm gần đây, sản xuất chè của huyện đã có những bước phát triển nhất định, diện tích trồng chè liên tục được mở rộng, năng suất tăng qua các năm. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất chè còn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng của huyện. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung đề cập đến vấn đề: thực trạng sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất chè và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của nông hộ? Cần có những giải pháp nào để phát triển sản xuất chè của huyện phát triển nhanh, vững chắc và đạt hiệu quả kinh tế cao? PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN .