Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bản thể luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Ngô Thì Nhậm là nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thế kỷ XVIII. Cũng như nhiều nho sĩ đương thời, Ngô Thì Nhậm đã quan tâm đến một số vấn đề chính trị - xã hội, coi đó là nền tảng cho tư tưởng và phương châm xử thế của mình. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn chỉ rõ quan niệm của Ngô Thì Nhậm về bản thể luận - một vấn đề không mới trong lịch sử triết học, nhưng được nhìn nhận dưới góc độ “Tam giáo hòa đồng”. Tư tưởng này thể hiện rõ sự kế thừa quan niệm về bản thể của Lý học Tống Nho và Trúc Lâm Tam Tổ. | Ngô Thị Mây Ước Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 145 - 149 BẢN THỂ LUẬN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGÔ THÌ NHẬM Ngô Thị Mây Ước* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngô Thì Nhậm là nhân vật lịch sử nổi bật của Việt Nam thế kỷ XVIII. Cũng như nhiều nho sĩ đương thời, Ngô Thì Nhậm đã quan tâm đến một số vấn đề chính trị - xã hội, coi đó là nền tảng cho tư tưởng và phương châm xử thế của mình. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả muốn chỉ rõ quan niệm của Ngô Thì Nhậm về bản thể luận - một vấn đề không mới trong lịch sử triết học, nhưng được nhìn nhận dưới góc độ “Tam giáo hòa đồng”. Tư tưởng này thể hiện rõ sự kế thừa quan niệm về bản thể của Lý học Tống Nho và Trúc Lâm Tam Tổ. Ngô Thì Nhậm coi bản thể của thế giới là Thái cực, Âm Dương, Đạo và Không. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn xem xét sự tồn tại của thế giới là vô cùng, vô tận, thống nhất trong đa dạng. Mặc dù, không vượt ra khỏi lập trường duy tâm khách quan của Lý học Tống Nho, nhưng khác với những người đi trước, Ngô Thì Nhậm đã đưa ra cái nhìn mới về sự dung thông tam giáo trên lập trường Nho giáo. Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, tư tưởng Việt Nam, thế kỷ XVIII, bản thể luận, triết học. Tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm hình thành và phát triển trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII. Nó phản ánh nỗi băn khoăn, trăn trở về thời cuộc của một tầng lớp nho sĩ đang loay hoay tìm kiếm một giải pháp, một lối thoát trong sự bất lực của hệ tư tưởng Nho giáo. Nhằm tạo ra cho mình con đường đi phù hợp với thời cuộc, Ngô Thì Nhậm đã tìm lối thoát trong xu hướng “Tam giáo hòa đồng”.* Nghiên cứu triết học Ngô Thì Nhậm, trước hết phải tìm hiểu những tư tưởng về bản thể. Theo nghĩa gốc (theo tiếng Hán) thì “Bản” là gốc, “Thể” là nguyên chất, chất ban đầu chứa trong vạn vật. Vậy, bản thể là chất ban đầu, là gốc rễ, khởi nguyên, là cội nguồn căn bản nhất của mọi sự vật. Theo tiếng Hy Lạp, bản thể luận là khoa học về tồn tại (tồn tại của thế giới). Tư tưởng về bản thể luận của Ngô .