Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khả năng hấp phụ thuốc nhuộm xanh hoạt tính 19 (Rb19) của quặng sắt và quặng sắt biến tính
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính Reactive Blue 19 (RB 19) sử dụng quặng sắt và quặng sắt biến tính 10% MnO2 làm vật liệu hấp phụ. Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng vật liệu hấp phụ: 0,25g; thể tích dung dịch thuốc nhuộm: 25 ml; nồng độ: 98,66 mg/l; pH=6; tốc độ khuấy trộn: 300 vòng/ phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 7 giờ ở nhiệt độ phòng. Kết quả thí nghiệm cho thấy vật liệu chế tạo (quặng sắt biến tính) có khả năng hấp phụ tốt hơn nguyên liệu (quặng sắt). | Vũ Thị Hậu và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 143 - 147 KHẢ NĂNG HẤP PHỤ THUỐC NHUỘM XANH HOẠT TÍNH 19 (RB19) CỦA QUẶNG SẮT VÀ QUẶNG SẮT BIẾN TÍNH Vũ Thị Hậu, Đặng Thị Thúy Khoa Hóa học, trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ thuốc nhuộm hoạt tính Reactive Blue 19 (RB 19) sử dụng quặng sắt và quặng sắt biến tính 10% MnO2 làm vật liệu hấp phụ. Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng vật liệu hấp phụ: 0,25g; thể tích dung dịch thuốc nhuộm: 25 ml; nồng độ: 98,66 mg/l; pH=6; tốc độ khuấy trộn: 300 vòng/ phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 7 giờ ở nhiệt độ phòng. Kết quả thí nghiệm cho thấy vật liệu chế tạo (quặng sắt biến tính) có khả năng hấp phụ tốt hơn nguyên liệu (quặng sắt). Kết quả này mở ra hướng sử dụng nguồn khoáng sản tự nhiên, phong phú để xử lý nước thải công nghiệp chứa thuốc nhuộm hoạt tính. Từ khóa: hấp phụ, thuốc nhuộm, xanh hoạt tính 19, quặng sắt, quặng sắt biến tính MỞ ĐẦU * Thuốc nhuộm ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành như: dệt may, giấy, mỹ phẩm Bên cạnh lợi nhuận mà các ngành này đem lại thì hàng năm chúng thải ra môi trường một lượng lớn nước thải, trong số đó chỉ có một phần được xử lý. Nhiều phương pháp hóa lý đã được nghiên cứu xử lý nước thải chứa thuốc nhuộm, trong đó hấp phụ là phương pháp được đánh giá cao bởi tính đơn giản mà hiệu quả xử lý tương đối cao, vật liệu sử dụng làm chất hấp phụ rẻ tiền, dễ kiếm [2,5,6]. Việt Nam là một trong những quốc gia giàu khoáng sản, nhiều nhất là quặng kim loại chuyển tiếp [4], phân bố ở nhiều tỉnh thành trong cả nước[1]. Ở Thái Nguyên có mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng lớn, giá thành rẻ [3]. Quặng sắt được khai thác và đưa vào sử dụng chủ yếu trong ngành thép, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, phổ biến làm vật liệu hấp phụ và xúc tác còn chưa được quan tâm nghiên cứu. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ thuốc nhuộm Reactive Blue 19 (RB 19) sử dụng quặng sắt Trại Cau và quặng