Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và tái sinh trạng thái rừng IIa, IIb tại xã Linh Thông, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Chất lượng cây tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là những cây có phẩm chất trung bình. Phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh, do đó trong tương lai tổ thành của rừng sẽ chưa có sự thay đổi rõ rệt về thành phần loài. Cần tiến hành các giải pháp khoanh nuôi bảo vệ, cải tạo rừng, trồng bổ sung những loài cây mục đích làm giàu rừng. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để làm giảm những tác động tiêu cực của người dân đến rừng. | Đặng Thị Thu Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 41 - 46 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ THÀNH VÀ TÁI SINH TRẠNG THÁI RỪNG IIA, IIB TẠI XÃ LINH THÔNG, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN Đặng Thị Thu Hà*, Nguyễn Thanh Tiến Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây gỗ các trạng thái rừng tái sinh ở xã Linh Thông huyện Định Hoá tƣơng đối phong phú, nhƣng những loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành ít, hệ số tổ thành thấp, chủ yếu là những loài cây ƣa sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế, chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu về kinh tế. Mật độ cây gỗ tầng cao thấp biến động từ 356 cây/ha đến 410 cây/ha, tuy nhiên mật độ cây tái sinh khá cao từ 8689 cây/ha đến 9387 cây/ha. Số lƣợng loài cây tái sinh từ 21 loài đến 23 loài, trong đó có 6-7 loài tham gia vào công thức tổ thành. Chất lƣợng cây tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là những cây có phẩm chất trung bình. Phần lớn cây tầng cao có mặt ở lớp cây tái sinh, do đó trong tƣơng lai tổ thành của rừng sẽ chƣa có sự thay đổi rõ rệt về thành phần loài. Cần tiến hành các giải pháp khoanh nuôi bảo vệ, cải tạo rừng, trồng bổ sung những loài cây mục đích làm giàu rừng. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ để làm giảm những tác động tiêu cực của ngƣời dân đến rừng. Từ khoá: Cấu trúc tổ thành, tái sinh, trạng thái rừng IIA, IIB. ĐẶT VẤN ĐỀ* Xã Linh Thông huyện Định Hoá là một xã miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích rừng phục hồi khá lớn, song những năm trƣớc đây tình trạng đốt nƣơng làm rẫy, khai thác bừa bãi đã làm cho diện tích rừng suy giảm nhiều, cấu trúc rừng tự nhiên bị phá vỡ. Nhờ có các chƣơng trình, chính sách phát triển và bảo vệ rừng của Chính phủ, rừng tự nhiên đã dần đƣợc phục hồi. Tuy nhiên, diện tích rừng giàu, rừng trung bình còn rất ít, mà chủ yếu là rừng thứ sinh nghèo kiệt, không đáp ứng đƣợc mục tiêu về kinh tế và phòng hộ. Trƣớc thực trạng trên cần phải có những biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để tác động nhằm phục hồi nhanh chóng, đảm bảo cho .