Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tác động của cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954 đối với nước Pháp qua đánh giá của người Pháp

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nội dung bài viết là phân tích tác động của cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954 đối với nước Pháp qua đánh giá của người Pháp. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG (1945 - 1954) ĐỐI VỚI NƯỚC PHÁP QUA ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHÁP Hoàng Văn Tuấn (Khoa Khoa học TN&XH – ĐH Thái Nguyên) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) và Hiệp định Genève (21/7/1954) đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của nước Pháp, như đánh giá của nhà sử học người Pháp - Philippe Devillers “Trong lịch sử ngắn ngủi của nền Đệ tứ Cộng hòa, ít có vấn đề nào đè nặng lên hơn là vấn đề chiến tranh Đông Dương. Cuộc xung đột. như một bệnh ung thư gặm mòn dần cơ thể của nước Pháp đang trong thời kì dưỡng bệnh. Nó đã bị thiệt hại nặng nề về người, về của và cuộc sống chính trị của nó đã bị đầu độc vì những vụ “scandal” vang dội gắn liền với cuộc chiến tranh này. Sau đó, nền Đệ tứ Cộng hòa đã không hồi phục nổi”[5, 8]. 1. Tác động đến tình hình chính trị và sự phục hồi nền kinh tế của nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai Trước hết, cuộc chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế nước Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Pháp rơi vào tình trạng suy kiệt về kinh tế. Người dân Pháp, sau 5 năm sống ô nhục dưới gót giày phát xít, đều ra sức cố gắng xây dựng lại đất nước từ đống đổ nát. Nhưng những tên trùm thực dân lại hi vọng sẽ tiếp tục cướp đoạt các nước vốn là thuộc địa của Pháp trước đây, để bù đắp những mất mát do cuộc chiến gây ra. Trái với mong muốn của thực dân Pháp, cuộc chiến tranh Đông Dương đã làm cho nền kinh tế vốn suy yếu sau thế chiến hai của Pháp càng suy kiệt hơn. Trong khi nền kinh tế sau chiến tranh bị tàn phá trầm trọng đòi hỏi số vốn lớn để phục hồi, phải nhận viện trợ của Mỹ (theo kế hoạch Marshall), trong khi nhân dân Pháp đang ra sức lao động để trả nợ, thì chính phủ Pháp lại phung phí tiền của cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Đông Dương. Càng lao sâu vào .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.