Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá ảnh hưởng của cường độ sục khí của quá trình thu hồi vi tảo bằng kĩ thuật lọc màng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu này tiến hành áp dụng kĩ thuật lọc màng để thu hoạch vi tảo. Trong quá trình lọc, màng bị tắc do vi tảo bám dính lên bề mặt màng lọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống sục khí có vai trò quan trọng để hạn chế vi tảo bám lên bề mặt màng. Cường độ sục khí ảnh hưởng lớn đến năng suất lọc và áp suất hút. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ 54 (4A) (2016) 97-104 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CƢỜNG ĐỘ SỤC KHÍ CỦA QUÁ TRÌNH THU HỒI VI TẢO BẰNG KĨ THUẬT LỌC MÀNG Đỗ Khắc Uẩn1, *, Nguyễn Tiến Thành2 1 Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1, Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 2 * Email: uan.dokhac@hust.edu.vn Đến Tòa soạn: 15/08/2016; Chấp nhận đăng: 5/10/2016 TÓM TẮT Nghiên cứu này tiến hành áp dụng kĩ thuật lọc màng để thu hoạch vi tảo. Trong quá trình lọc, màng bị tắc do vi tảo bám dính lên bề mặt màng lọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống sục khí có vai trò quan trọng để hạn chế vi tảo bám lên bề mặt màng. Cường độ sục khí ảnh hưởng lớn đến năng suất lọc và áp suất hút. Cường độ sục khí được xác định tỉ lệ nghịch với diện tích bề mặt được sục khí. Kết quả khảo sát cho thấy khi cường độ sục khí nhỏ hơn 0,189 l/cm2.phút, năng suất lọc giảm và áp suất hút tăng rất nhanh, khi cường độ sục khí lớn hơn 0,189 l/cm2.phút, áp suất hút tăng không đáng kể và ổn định dần. Vì vậy, trong quá trình thiết kế hệ thống cần tính toán hợp lí để diện tích bề mặt bé nhất sao cho cường độ sục khí tối ưu, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa giải quyết vấn đề tắc màng hiệu quả nhất. Từ khóa: màng lọc, thu hoạch tảo, cường độ sục khí, năng suất lọc, tắc màng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thu hoạch tảo được xem là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học [1, 2]. Việc lựa chọn phương pháp thu hoạch vi tảo tương đối khó khăn bởi nó phụ thuộc vào nồng độ của tảo và kích thước khá nhỏ của vi tảo. Hiện nay có nhiều phương pháp để thu hoạch vi tảo bao gồm lọc, li tâm, keo tụ, tuyển nổi. [3, 4]. Khi sử dụng phương pháp keo tụ, chất keo tụ thường được sử dụng như: Phèn nhôm sunfat (Al2(SO4)3.18H2O) được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là tảo mang điện tích âm. Ngoài ra, còn có phèn sắt (Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O), Poly Aluminium Chloride .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.