Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Lý luận văn học 2: Phần 2
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nối tiếp phần 1, phần 2 của cuốn giáo trình Lý luận văn học 2 giới thiệu về các loại thể tác phẩm văn học như: khái quát về loại thể tác phẩm văn học, tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình, kịch bản văn học, tác phẩm ký văn học, tác phẩm chính luận. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | PHẦN THỨ HAI LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC Chương 6 KHÁI QUÁT VỀ LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC 6.1. Khái niệm loại thể tác phẩm văn học Khi nói đến tác phẩm văn học bao giờ cũng gắn với loại thể của chúng. Đó là một bài thơ, một truyện ngắn, một vỡ kịch hay một bút kí. Thường đi liền với tên tác phẩm là tên thể loại của tác phẩm đó. Nói đến thể loại văn học là nói đến quy luật loại hình của tác phẩm tức là một sự hệ thống hóa có tính chất ước lệ những tác phẩm có phương thức tổ chức, phương thức tái hiện đời sống gần gũi nhau. Chẳng hạn, phải có cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống phải có cách tổ chức phương thức tái hiện đời sống như thế nào đó là mới gọi là thơ, là truyện, là tiểu thuyết hay kịch, Và đến lượt mình, tên gọi thể loại lại có chức năng phân định loại hình của tác phẩm, hình thức tồn tại của nó, kiểu giao tiếp, kiểu tái hiện nghệ thuật của tác phẩm. Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Thể loại là phạm trù về chỉnh thể tác phẩm. Bất cứ tác phẩm nào được sáng tác đều thuộc về một chỉnh thể nhất định, không tác phẩm nào “siêu thể loại”. Bởi mỗi thể loại thể hiện một kiểu quan hệ đối với cuộc sống và đối với người đọc, tức là một kiểu quan hệ giao tiếp. Một kiểu giao tiếp kép, vừa giao tiếp với người đọc lại vừa giao tiếp với đời. Qua giao tiếp với cuộc sống trong tác phẩm, tác giả và người đọc hiểu nhau. Trong thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất, quy định về loại đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Ví dụ, nhân vật kịch thì kết cấu kịch, hành động với lời văn kịch, hay nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình và lời thơ, luật thơ. Sự thống nhất này lại do những phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau với quy định, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, mang những khả năng khác nhau trong tái hiện .