Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Kinh tế lượng - ĐH Quy Nhơn
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài giảng Kinh tế lượng do Cao Tấn Bình biên soạn trình bày các vấn đề chung về kinh tế lượng, ôn tập về xác suất và thống kê, hồi quy hai biến, mô hình hồi quy tuyến tính bội, giới thiệu một số vấn đề liên quan đến mô hình hồi quy, dự báo với mô hình hồi quy, các mô hình dự báo măng tính thống kê. | TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN CAO TẤN BÌNH BÀI GIẢNG KINH TẾ LƢỢNG Quy Nhơn, 9/2017 1 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ LƢỢNG 1.1 Giới thiệu về môn học kinh tế lƣợng Kinh tế lượng có tên tiếng Anh là Econometrics, do nhà kinh tế học người Na uy A. K Ragnar Frisch sử dụng lần đầu tiên vào khoảng 1930. Kinh tế lượng là một môn khoa học về đo lường các mối quan hệ kinh tế diễn ra trong thực tế, là sự kết hợp giữa các lý thuyết kinh tế hiện đại, thống kê toán học và máy vi tính nhằm định lượng các mối quan hệ kinh tế, dự báo khả năng phát triển của hiện tượng kinh tế và phân tích các chính sách kinh tế. Nền tảng của kinh tế lượng: Lý thuyết kinh tế: Nêu lên bản chất các mối quan hệ kinh tế dưới dạng định tính. Chẳng hạn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả, sản lượng và số lượng công nhân, thu nhập và chi tiêu, năng suất cây trồng và lượng phân bón, doanh thu và chi phí quảng cáo, giá nhà và hướng nhà, sự chi tiêu và sự giàu có, Mô hình toán kinh tế: Sử dụng công cụ toán học để mô hình hóa lý thuyết kinh tế dưới dạng mô hình toán học, chưa quan tâm đến việc kiểm chứng xem liệu những mô hình toán học này có đúng đắn về mặt thực nghiệm hay không. Thống kê: Có vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý số liệu, và những số liệu sơ cấp ban đầu này không thể thiếu cho một nhà kinh tế lượng. Mục đích của kinh tế lượng Thiết lập mô hình toán học để nêu ra các giả thiết cũng như các giả định về mối quan hệ giữa các biến số kinh tế với nhau. Thực hiện việc ước lượng tham số để xem xét mức độ ảnh hưởng giữa các biến số. Kiểm định giả thuyết. Đưa ra dự báo và mô phỏng hiện tượng kinh tế. Đề xuất giải pháp, chính sách dựa trên kết quả của được phân tích từ mô hình kinh tế lượng. 1.2 Phƣơng pháp luận nghiên cứu của kinh tế lƣợng Nêu vấn đề nghiên cứu và các giả thuyết: Nghiên cứu quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng, mức lãi suất thay đổi và cầu về tiền, năng suất lao động với vốn, lao động và khoa học công nghệ, Thiết lập mô hình: Dựa vào