Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số ghi nhận về suy thoái rạn san hô do tai biến thiên nhiên ở nam Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Một số ghi nhận cho thấy sự phục hồi diễn ra rất chậm và có sự thay đổi mật độ của các sinh vật khác trên rạn. Suy thoái rạn san hô do tai biến thiên nhiên là vấn đề cần được các khu bảo tồn biển quan tâm thông qua qui hoạch và thực thi quản lý nhằm thích ứng và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học biển. | Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2013, tập 19: 182-189 MỘT SỐ GHI NHẬN VỀ SUY THOÁI RẠN SAN HÔ DO TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở NAM VIỆT NAM Võ Sĩ Tuấn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Tư liệu về giám sát rạn san hô từ năm 2000 trên 10 vùng rạn và một số khảo sát gần đây ở vùng biển ven bờ Việt Nam đã cho phép ghi nhận một số sự cố suy thoái rạn san hô mà nguyên nhân là do các tai biến thiên nhiên bất thường. Đó là: nở hoa của tảo trên diện rộng ở vịnh Cà Ná vào năm 2002; bùng nổ sao biển gai ở các vịnh Nha Trang, Vân Phong và vùng biển Cù Lao Chàm (2002 – 2004); tác động tích lũy của nhiệt độ cao và độ muối thấp trong một giai đoạn ngắn ở Côn Đảo (2005); nước lũ từ đất liền ảnh hưởng đến vùng biển Cù Lao Chàm (2006); và tẩy trắng hàng loạt san hô ở vùng biển Phú Quốc (2010). Những tác động này đã làm giảm độ phủ san hô một cách nghiêm trọng do hàng loạt san hô bị tiêu diệt. Một số ghi nhận cho thấy sự phục hồi diễn ra rất chậm và có sự thay đổi mật độ của các sinh vật khác trên rạn. Suy thoái rạn san hô do tai biến thiên nhiên là vấn đề cần được các khu bảo tồn biển quan tâm thông qua qui hoạch và thực thi quản lý nhằm thích ứng và giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học biển. NEGATIVE CHANGES OF CORAL REEFS DUE TO THE NATURAL CATASTROPHES RECORDED RECENTLY IN SOUTH VIET NAM Vo Si Tuan Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract Coral reef monitoring has been implemented since the year of 2000 and provided a series of data on the trend of 10 coastal coral reef locations in South Viet Nam. Through this monitoring programme and supplementary surveys, it was recorded a number of catastrophes which caused in serious negative changes of coral reefs. They included: extensive algae bloom in Ca Na bay (2002); Crown of Thorn Starfish bloom in Nha Trang, Van Phong and Cam Ranh bays (2002 – 2004); combination of high water temperature and low salinity in short period in Con Dao islands (2005); .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.