Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động cho vay trong NHTM đối với doanh nghiệp. Phân tích, nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, đưa ra nhận định những ưu điểm, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động cho vay này. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HOÀI THANH HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN Phản biện 1: TS Đặng Tùng Lâm Phản biện 2: TS Lê Công Toàn . Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta trong hơn 30 năm qua, đã giành được những thành tựu phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng. Trong thắng lợi to lớn có tính chiến lược đó phải kể đến tác động của chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung và quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp được ví như xương sống của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào ngân sách, tạo công ăn việc làm, là cầu nối phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam và thế giới. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa với trình độ công nghệ phát triển còn hạn chế, phương thức quản lý còn nhiều thiếu sót, chiến lược kinh doanh thiếu chủ động. Do quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu kém nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thường thấp hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các doanh nghiệp của nước ngoài. Bên cạnh những lợi ích và cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với một số khó khăn và .