Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá tải lượng ô nhiễm đưa vào hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và dự báo đến năm 2020
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2020, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh khoảng 128 nghìn tấn COD, 73 nghìn tấn BOD, 25 nghìn tấn Nitơ, 10 nghìn tấn P, 875 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn nuôi và rửa trôi đất. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 276-283 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ĐÁNH GIÁ TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM ĐƯA VÀO HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020 Cao Thị Thu Trang*, Trần Đức Thạnh, Lê Xuân Sinh Viện Tài nguyên và Môi trường Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam * E-mail: trangct@imer.ac.vn Ngày nhận bài: 19-3-2013 TÓM TẮT: Trên cơ sở các số liệu hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2020, tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các họat động phát triển đã tính toán bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường. Kết quả tính toán cho thấy, mỗi năm tỉnh Thừa Thiên Huế phát sinh khoảng 128 nghìn tấn COD, 73 nghìn tấn BOD, 25 nghìn tấn Nitơ, 10 nghìn tấn P, 875 nghìn tấn TSS từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, chăn nuôi và rửa trôi đất. Tới năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng lên khoảng 1,3 - 1,4 lần, thậm chí gấp đôi. Có khoảng 50 - 60% lượng chất thải của toàn tỉnh được đưa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Các nguồn ô nhiễm chính là từ sinh hoạt (dân cư và khách du lịch) và chăn nuôi. Vì vậy, việc xử lý chất thải từ các nguồn này là rất cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải đưa vào vùng đầm phá. Từ khóa: tải lượng thải, nguồn ô nhiễm, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải. MỞ ĐẦU Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG-CH) thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế (TTH) (hình 1) là đầm phá lớn nhất ở Việt Nam, có tọa độ địa lý: 16o15’00’’ 16o42’00’’B, 107o22’00’’ - 107057’00’’Đ, diện tích mặt nước 216km2, chiều dài: 68km, chiều rộng 2 10km, độ sâu trung bình 1,6m và sâu nhất 4,2m. Hệ đầm phá có hai cửa: Thuận An ở phía Bắc và Tư Hiền ở phía Nam, thuộc loại thủy vực gần kín, nước lợ và lợ - nhạt và có tính phân tầng mạnh [5]. Hệ có tài nguyên thiên nhiên phong phú và các hoạt động kinh tế - xã hội tại đây đang diễn ra hết sức sôi động, bao gồm nông nghiệp, nghề cá và khai thác