Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Việt Nam quốc vương Nguyễn Phúc Ánh khiển sứ nhập cống Thanh Đình Khảo

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tài liệu này được trích từ tác phẩm Thanh sử luận tập của Trang Cát Phát, một chuyên gia của Đài Loan về nhà Thanh. Tuy có một số dữ liệu sai lầm, tài liệu này vẫn có giá trị tham khảo rất tốt vì nó cung cấp nhiều chi tiết về cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn được ghi chép trong chính sử Trung Hoa. | 112 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018 TƯ LIỆU VIỆT NAM QUỐC VƯƠNG NGUYỄN PHÚC ÁNH KHIỂN SỨ NHẬP CỐNG THANH ĐÌNH KHẢO(*) (Tiếp theo) Nguyên tác: Trang Cát Phát Người dịch: Nguyễn Duy Chính LTS: Tài liệu này được trích từ tác phẩm Thanh sử luận tập của Trang Cát Phát, một chuyên gia của Đài Loan về nhà Thanh. Tuy có một số dữ liệu sai lầm, tài liệu này vẫn có giá trị tham khảo rất tốt vì nó cung cấp nhiều chi tiết về cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn được ghi chép trong chính sử Trung Hoa. Cũng qua tài liệu này, người đọc có thể nhận ra một điều: hầu hết các học giả Trung Hoa, dù ở đảo quốc hay đại lục thì đều nhìn lịch sử theo lăng kính chủ quan của họ. Ở giai đoạn lịch sử đang xét, các học giả Trung Hoa tìm đủ mọi cách để biện giải cho nhà Thanh theo hướng nêu cao đạo lý của "thiên triều", nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Việc từ bỏ nhà Lê, công nhận Tây Sơn, rồi từ bỏ Tây Sơn, công nhận nhà Nguyễn thực chất đều vì quyền lợi của Thanh triều, những chiêu bài bên ngoài chỉ che đậy dã tâm của họ. Trong phần trước (xem tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140).2017) tác giả đã trình bày các nội dung chính: Tân Nguyễn nổi lên và việc Cựu Nguyễn mất nước; Nguyễn Văn Huệ 3 lần đánh Thăng Long và triều Lê diệt vong; Nguyễn Quang Toản nối ngôi và thái độ Thanh đình thay đổi. NGUYỄN PHÚC ÁNH LẤY LẠI NƯỚC VÀ NGUYỄN QUANG TOẢN BẠI VONG Nguyễn Phúc Ánh sau khi lưu vong ở Xiêm La nhưng vẫn trì chí khôi phục đất cũ, ngày đêm trông ngóng quân Pháp viện trợ. Tháng Bảy năm Càn Long 52 (1787), Nguyễn Phúc Ánh từ Xiêm La trở về nước. Bá Đa Lộc dắt con lớn của Nguyễn Phúc Ánh đến nước Pháp, thuyết phục vua Pháp trợ giúp Nguyễn Phúc Ánh lấy lại nước dùng đất An Nam làm căn cứ để tranh thủ với nước Anh.(20) Tháng Sáu năm Càn Long 54 (1789), con trưởng của Nguyễn Phúc Ánh là Cảnh quay về An Nam sau khi ký kết hiệp ước với nước Pháp. Nguyễn Phúc Ánh chiêu binh tập lính, tích cực chuẩn bị lại mua thêm binh khí Tây phương, chế tạo các loại chiến thuyền, mở .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.