Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đọc có văn hóa và nâng cao văn hóa đọc ở trường Sĩ quan Pháo binh hiện nay
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Đọc có văn hóa và nâng cao văn hóa đọc vừa có giá trị văn hóa đạo đức vừa là nét đẹp thẩm mỹ rất lớn. Trong bối cảnh hiện nay, đọc cũng như đọc có văn hóa và nâng cao văn hóa đọc đang phải đối mặt với những tác động phức tạp từ nhiều phía cả khách quan và chủ quan khác nhau. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các nhà trường quân đội nói chung, ở Trường Sĩ quan pháo binh nói riêng cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó nâng cao văn hóa đọc là một biện pháp quan trọng. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 63-64; bìa 3 ĐỌC CÓ VĂN HÓA VÀ NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC Ở TRƯỜNG SĨ QUAN PHÁO BINH HIỆN NAY Nguyễn Duy Linh - Trường Sĩ quan Pháo binh Ngày nhận bài: 12/04/2017; ngày sửa chữa: 13/04/2017; ngày duyệt đăng: 20/04/2017. Abstract: Reading, cultured reading and improvement of reading culture today has been concerned by society because reading culture shows cultural values, ethics, and aesthetic beauty. In fact, reading culture are facing challenges and complicated effects objectively and subjectively. To improve the quality of education and training in military schools in general and in the Artillery Officer School in particular, enhancement of reading culture is required. Keywords: Cultured reading, reading culture, Artillery Officer School. đọc của C. Mác: “Tất cả những cái mà tư tưởng loài người đã sáng tạo ra, Mác đã nghiền ngẫm lại, đã phê phán, và đã thông qua phong trào công nhân mà kiểm tra lại; và Mác đã nêu ra được những kết luận mà những kẻ bị hạn chế trong cái khuôn khổ tư sản hay bị những thành kiến tư sản trói buộc, không thể nào rút ra được” [1; tr 361]. Đọc như thế có thể hiểu là có văn hóa. Cũng là đọc, nhưng đọc loại sách phản động, làm băng hoại tinh thần, tha hóa con người, phản lại tính tư tưởng, nghệ thuật thì phản văn hóa. 2.1.2. Đọc có văn hóa và văn hóa đọc. Đọc có văn hóa với VHĐ liên quan với nhau, nhưng cũng rất khác nhau. VHĐ dựa trên nền tảng của đọc, nhưng đọc phải có văn hóa, đồng thời việc đọc đó phải vượt lên đến trình độ có tính phổ biến, tính xã hội hóa sâu rộng thì mới có VHĐ theo đúng nghĩa của danh từ này. Trong văn hóa dân tộc có VHĐ thì nền văn hóa đó không chỉ giàu có về trí tuệ, về giá trị nhân đạo, nhân văn, mà còn đạt đến trình độ, tầm cao của thời đại và mới có phát triển bền vững. Một quốc gia dân tộc có trình độ dân trí cao, tức là đã có sự phát triển về trí tuệ, có dấu hiệu của văn minh, nhưng cũng chưa hẳn đã có VHĐ. Muốn có trình độ học vấn cao thì phải có hoạt động đọc và