Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu về gia đình và các lý thuyết tiếp cận
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết nhìn lại các lý thuyết tiếp cận đã từng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu này, như thuyết cấu trúc chức năng, thuyết xung đột, thuyết trao đổi, thuyết chu trình, thuyết nữ quyền Có thể thấy các lý thuyết tiếp cận thay đổi theo thời gian và sự thay đổi của các lý thuyết đi cùng với sự thay đổi của gia đình và xu hướng xã hội. | 76 CHUYÊN MỤC KHOA HỌC XÃ HỘI THẾ GIỚI NGHIÊN CỨU VỀ GIA ĐÌNH VÀ CÁC LÝ THUYẾT TIẾP CẬN NGUYỄN THỊ NHUNG Có nhiều cách khác nhau để hiểu về gia đình, và mỗi lý thuyết có một cách tiếp cận riêng biệt. Bài viết nhìn lại các lý thuyết tiếp cận đã từng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu này, như thuyết cấu trúc chức năng, thuyết xung đột, thuyết trao đổi, thuyết chu trình, thuyết nữ quyền Có thể thấy các lý thuyết tiếp cận thay đổi theo thời gian và sự thay đổi của các lý thuyết đi cùng với sự thay đổi của gia đình và xu hướng xã hội. Và việc tiếp cận nghiên cứu gia đình theo lý thuyết nào có ảnh hưởng đến những kiến nghị và chính sách được đưa ra. Gia đình là những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống, sống cùng nhau và cùng chia sẻ những cảm xúc, những nguồn tài chính. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm gia đình cũng đã thay đổi, có nhiều gia đình có những thành viên sống ở những quốc gia khác nhau. Nhiều người ly dị và tái hôn và đã tạo ra một gia đình gồm những đứa con là anh chị em hoàn toàn, nửa anh chị em, hoặc anh chị em ghẻ rất phức tạp. Còn có những gia đình gồm những cặp vợ chồng đồng tính nam và những đứa con nuôi, hoặc là sử dụng tiện ích của kỹ thuật trong việc điều trị Nguyễn Thị Nhung. Trung tâm Nghiên cứu Giới và Gia đình, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. khả năng sinh sản để tạo ra một gia đình. Ngoài ra, còn có những cặp sống thử với nhau như là vợ chồng cho đến khi có những đứa con trong hộ gia đình. Hôn nhân và hôn nhân khác giới đã không còn là quan trọng đối với thiết chế gia đình trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi chúng ta còn bám lấy khái niệm gia đình lý tưởng gồm mẹ, cha và con cái sống trong một ngôi nhà, thì thực tế về gia đình đã trở nên rộng và bao gồm nhiều thứ hơn. Ở những nước phát triển, kiểu đa dạng về gia đình đã được chấp nhận. Đồng thời với việc định nghĩa về gia đình đã và đang thay đổi, thì khái niệm về vai trò của cá nhân trong gia đình cũng thay đổi. Vào thập niên 1950, những bà mẹ, ông bố bị hạn chế trong vai