Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội khái niệm cho học sinh, sinh viên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết trình bày cấu tạo chương trình, phương tiện giảng dạy và chủ thể chuyển giao kĩ năng, phía chủ thể lĩnh hội kĩ năng. Đồng thời bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội kỹ năng cho học sinh, sinh viên. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 266-269; 210 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG LĨNH HỘI KHÁI NIỆM CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Trần Thị Ngọc Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 15/05/2018; ngày sửa chữa: 16/05/2018; ngày duyệt đăng: 25/05/2018. Abstract: Concept is the first step in the process of physical awareness of human. Comprehension of concepts requires effort of cognitive subject and knowledge about cognitive rules, psychophysiological principles as well as assistance of predecessors. This article proposes some measures to improve comprehension ability of concepts for students. Keywords: Concepts, measures comprehension. 1. Mở đầu Lâu nay, chất lượng lĩnh hội khái niệm (KN) tại các trường phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học bị đánh giá là chưa đáp ứng kịp yêu cầu, có nhiều điều cần suy nghĩ. Nhiều người cho rằng “chất lượng lĩnh hội KN” là một KN rất trừu tượng, khó nắm bắt. Song, Ăngghen cũng từng nói: “mọi chất lượng đều có vô vàn những mức độ khác nhau về số lượng và mặc dù các mức độ ấy khác nhau về chất, nhưng chúng đều có thể đo được và nhận thức được” [1; tr 360]. Chất lượng lĩnh hội KN có thể được chính xác hoá theo ba chỉ tiêu sau: khả năng nắm bắt được bản chất hiện tượng mà KN nói tới, khả năng ghi nhớ (lưu giữ), khả năng vận dụng vào thực tiễn (đặc biệt là các trường hợp mới). Muốn nâng cao chất lượng lĩnh hội KN, các chủ thể tham gia vào quá trình này đều phải có phần trách nhiệm của mình. Bài viết này đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng lĩnh hội KN cho học sinh, sinh viên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Về cấu tạo chương trình, phương tiện giảng dạy và chủ thể chuyển giao kĩ năng Mối quan hệ cơ bản của quá trình hình thành, phát triển KN trong môi trường sư phạm, là sự tác động giữa hai chủ thể: chủ thể chuyển trao KN (giáo viên, giảng viên) và chủ thể lĩnh hội KN (học sinh, sinh viên). Muốn giải quyết tốt mối quan hệ này, chương trình kiến thức đưa vào sách giáo khoa, tài .