Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu khả năng diệt một số loài vi khuẩn và nấm của lá hẹ (Allium tuberosum)
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn và nấm của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum). Vi khuẩn gây bệnh cho cá rô phi bao gồm Aeromonas hydrophila (3 chủng là CED04-008, CED05-004, CED05-005), Streptococcus sp. (CEDMA05-043) và nấm gây bệnh (Saprogenia sp.) được thử với dịch chiết lá hẹ ở nồng độ và thời gian khác nhau. | Khoa học Nông nghiệp Nghiên cứu khả năng diệt một số loài vi khuẩn và nấm của lá hẹ (Allium tuberosum) Trương Thị Mỹ Hạnh1*, Nguyễn Thị Nguyện1, Trương Thị Thành Vinh2, Huỳnh Thị Mỹ Lệ3, Phan Thị Vân1 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I 2 Đại học Vinh 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 Ngày nhận bài 2/4/2018; ngày chuyển phản biện 6/4/2018; ngày nhận phản biện 14/5/2018; ngày chấp nhận đăng 22/5/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn và nấm của nước ép lá hẹ (Allium tuberosum). Vi khuẩn gây bệnh cho cá rô phi bao gồm Aeromonas hydrophila (3 chủng là CED04-008, CED05-004, CED05-005), Streptococcus sp. (CEDMA05-043) và nấm gây bệnh (Saprogenia sp.) được thử với dịch chiết lá hẹ ở nồng độ và thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy, nước ép lá hẹ ở nồng độ 100 µl có khả năng diệt các chủng vi khuẩn A. hydrophila và Streptococcus sp. với đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVVK) lần lượt là 27-31 và 30 mm. Nấm Saprogenia sp. bị diệt ở nồng độ 15.000 và 13.000 ppm với thời gian ngâm tương ứng là 6 và 24 giờ. Kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng tạo tiền đề phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh ở cá rô phi nuôi theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. Từ khóa: Aeromonas hydrophila, Allium tuberosum, hẹ, rô phi, Saprogenia sp., Streptococcus sp Chỉ số phân loại: 4.5 Đặt vấn đề Với mục tiêu phát triển nuôi cá rô phi trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, chủ lực, hiệu quả, bền vững với sản phẩm đa dạng, giá trị cao nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, kế hoạch đã đề ra là đến năm 2030 diện tích nuôi đạt 400.000 ha và 1,8 triệu m3 lồng nuôi trên hệ thống sông và hồ chứa lớn, sản lượng đạt 400.000 tấn, trong đó 45-50% phục vụ xuất khẩu [1]. Để đạt được kế hoạch này, hai yếu tố then chốt cần triển khai hiệu quả là sản xuất con giống có chất lượng cao và kiểm soát tốt dịch bệnh trong quá trình nuôi [2]. Cũng như các loại cá nuôi khác, cá rô phi có thể nhiễm các tác nhân như ký sinh trùng, nấm, .