Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguyên nhân suy thoái giếng khoan khu vực có thành tạo bở rời vùng ĐBSCL và giải pháp phục hồi nâng cao hiệu suất giếng khoan

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về nguyên nhân gây suy thoái do nội tại bản thân các giếng khoan vùng địa chất có thành tạo bở rời của ĐBSCL và đưa ra các giải pháp khoa học và công nghệ (KH&CN) phù hợp để xử lý nhằm nâng cao hiệu suất khai thác các giếng khoan này. | Khoa học Tự nhiên Nguyên nhân suy thoái giếng khoan khu vực có thành tạo bở rời vùng ĐBSCL và giải pháp phục hồi nâng cao hiệu suất giếng khoan Lương Văn Thanh*, Phạm Văn Tùng Viện Kỹ thuật biển, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam Ngày nhận bài 26/1/2018; ngày chuyển phản biện 1/2/2018; ngày nhận phản biện 11/4/2018; ngày chấp nhận đăng 17/4/2018 Tóm tắt: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mật độ sông, rạch dày đặc, nhưng vào thời điểm mùa khô nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt lại khá khan hiếm do ảnh hưởng của xâm nhập mặn (từ biển) và ô nhiễm từ nước phèn nội tại. Do nhu cầu cần sử dụng nước ngọt quanh năm nên trên địa bàn ĐBSCL có hàng nghìn giếng khoan công suất lớn đang hoạt động. Số lượng các giếng khoan ngày càng gia tăng hàng năm theo nhu cầu sử dụng nước. Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố như ảnh hưởng của mặn, phèn, phiến sét và các chất hóa học tồn tại trong nước ngầm, rất nhiều giếng khoan sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bị suy thoái, làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về nguyên nhân gây suy thoái do nội tại bản thân các giếng khoan vùng địa chất có thành tạo bở rời của ĐBSCL và đưa ra các giải pháp khoa học và công nghệ (KH&CN) phù hợp để xử lý nhằm nâng cao hiệu suất khai thác các giếng khoan này. Từ khóa: cải tạo giếng khoan, hiệu suất khai thác, ô nhiễm nước ngầm, suy thoái giếng khoan, thành tạo bở rời. Chỉ số phân loại: 1.7 Mở đầu Theo thống kê chưa đầy đủ từ nguồn tài liệu cấp phép khai thác của Cục Quản lý Tài nguyên nước, các Sở Tài nguyên và Môi trường, tài liệu khảo sát của Liên đoàn Điều tra và quy hoạch tài nguyên nước miền Nam, ở Đồng bằng Nam Bộ [1] có khoảng 2.420 lỗ khoan khai thác nước dưới đất trong các tầng chứa nước đất đá bở rời, 116 giếng khai thác trong các tầng chứa nước bazan cùng đá cứng có đường kính và độ sâu khác nhau. Số lỗ khoan khai thác ở các tầng, phức hệ chứa nước được thống kê như sau: các tầng chứa nước Pleistocen (qp1 và qp2-3) có 432 lỗ .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.