Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ngôi chùa trong đời sống người Khmer vùng Tây Nam Bộ - Phùng Thị An Na

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Ngôi chùa từng gắn bó với người dân Khmer như một phần “thân thể” không thể tách rời trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò, chức năng của ngôi chùa đã có nhiều thay đổi. Bài viết đề cập những đổi thay trong ngôi chùa Khmer, nguyên nhân của sự thay đổi đó, góp phần vào việc phát huy những giá trị tích cực của ngôi chùa đối với đời sống của đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông ở vùng Tây Nam Bộ. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(96) - 2015LÝ TRIẾT - LUẬT - TÂM - XÃ HỘI HỌC Ngôi chùa trong đời sống người Khmer vùng Tây Nam Bộ Phùng Thị An Na * Tóm tắt: Ngôi chùa của người Khmer là một trong những nét đặc sắc của Phật giáo Nam tông vùng Tây Nam Bộ. Nó không chỉ là biểu tượng của Phật giáo Nam tông mà còn là biểu tượng của đời sống tinh thần của người dân Khmer. Ngôi chùa từng gắn bó với người dân Khmer như một phần “thân thể” không thể tách rời trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, hiện nay, vai trò, chức năng của ngôi chùa đã có nhiều thay đổi. Bài viết đề cập những đổi thay trong ngôi chùa Khmer, nguyên nhân của sự thay đổi đó, góp phần vào việc phát huy những giá trị tích cực của ngôi chùa đối với đời sống của đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam tông ở vùng Tây Nam Bộ. Từ khóa: Chùa Khmer; Phật giáo Nam tông Khmer; vai trò ngôi chùa. 1. Mở đầu “Nơi nào có người Khmer, nơi ấy có chùa” - câu nói quen thuộc của người dân Khmer đã minh chứng cho vị trí đặc biệt của ngôi chùa trong đời sống của người Khmer vùng Tây Nam Bộ. Với người Khmer, chùa là nơi thiêng liêng, nơi thờ Phật, nơi gửi gắm niềm tin qua những việc làm hiện tại, ước mong, hy vọng ở cõi Niết bàn trong tương lai. Ngôi chùa gắn bó với mỗi người dân Khmer gần như suốt cuộc đời, từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến khi lìa xa trần thế, bởi với họ, “sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Tư tưởng Phật giáo Nam tông đã ăn sâu, chi phối và ảnh hưởng đến lối sống của người Khmer, nếu không quan tâm nghiên cứu, chúng ta khó có thể hiểu được vì sao nhiều chủ trương, chính sách, hay các giải pháp về kinh tế để nâng cao đời sống cho đồng bào Khmer ở Tây Nam Bộ lại không thu được kết quả như mong đợi, trong khi những lời 102 giáo huấn của các vị sư sãi, đường hướng hành đạo của nhà chùa lại “nhất nhất” được đồng bào nghe theo, tôn sùng tuyệt đối. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy hơn nữa vai trò của ngôi chùa Khmer, gắn việc đạo với việc đời, nhằm nâng cao mọi mặt đời sống vật .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.