Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm quặng hóa vàng sulfide khu vực Bó Va, Đông Bắc Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài báo này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu mới nhất về đặc điểm địa chất, khoáng vật học và địa hóa quặng của khu vực Bó Va của đề tài KC.08.14/11-15 nhằm làm sáng tỏ các vấn đề chủ yếu sau: (i) đặc điểm thành phần khoáng vật quặng chính (và vàng) như là một trong những tiêu chí nhận dạng của kiểu quặng hóa vàng-sulfide; (ii) đặc điểm địa hóa quặng và mối tương quan của các nguyên tố quặng; (iii) các chỉ tiêu đánh giá triển vọng của điểm Bó. | 36(3), 193-203 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2014 ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HÓA VÀNG SULFIDE KHU VỰC BÓ VA, ĐÔNG BẮC VIỆT NAM TRẦN TUẤN ANH Email: tuananh-tran@igsvn.ac.vn Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 25 - 12 - 2013 1. Mở đầu Quặng hóa vàng sulfide có ý nghĩa quan trọng trong xác định tài nguyên vàng của lãnh thổ. Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm khoáng vật - địa hóa quặng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập các dấu hiệu nhận dạng kiểu mỏ/quặng hóa, điều kiện hình thành, dạng tồn tại của vàng để có các giải pháp khai thác, tuyển luyện thích hợp cũng như đánh giá triển vọng của quặng hóa vàng. Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài KC08.14/11-15, ở khu vực Đông Bắc Việt Nam có thể phân chia sơ bộ bốn kiểu quặng hóa vàng và chứa vàng hạt mịn: (1) Au-sulfide trong các thành tạo lục nguyên, lục nguyên - carbonat với các tụ khoáng điển hình là mỏ Bó Va (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), mỏ Nam Quang (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng), điểm quặng Khe Dúi (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) mà trong các nghiên cứu trước đây được xếp vào kiểu vàng-thạch anh hoặc vàng-thạch anh-sulfide [Nguyễn Văn Quý, 2011]; (2) Au-sulfide nhiệt dịch nhiệt độ thấp trong đá núi lửa thành phần axit (điểm quặng Suối Củn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và mỏ Nà Pái, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn); (3) Au hạt mịn và phân tán trong quặng Pb-Zn của các mỏ Nà Diếu (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) và mỏ Bản Khun (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng); (4) Au hạt mịn và phân tán trong quặng Sb-(As, Hg) với một loạt mỏ và điểm quặng điển hình như Làng Vài-Khuôn Pục (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) và Khau Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) [Trần Trọng Hòa và nnk, 2013]. Thuộc kiểu thứ nhất, quặng hóa vàng khu vực Bó Va là một trong những điểm quặng hóa vàng trong các thành tạo lục nguyên chứa vật chất than. Về vị trí cấu trúc địa chất, khu vực này nằm trong phạm vi rift Paleozoi - Mesozoi Sông Hiến và liên quan tới đới đứt gãy khu vực Cao Bằng - Lộc Bình - Tiên Yên có .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.