Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của người Thái sống ở khu vực Cao Vều, vùng đệm vườn quốc gia Pù Mát
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong đề tài này, muốn tìm hiểu rõ hơn mức độ phụ thuộc vào rừng của người Thái sống ở khu vực Cao Vều, vùng đệm VQG Pù Mát, từ đó đề xuất các biện pháp khai thác và quản lý phù hợp tài nguyên rừng hơn. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƢỜI THÁI SỐNG Ở KHU VỰC CAO VỀU, VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA PÙ MÁT ĐÀO THỊ MINH CHÂU Trường Đại học Vinh TRẦN MINH HỢI, TRẦN HUY THÁI Viện Sinh thái và Tài ngu ên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Từ xưa tới nay, người dân sống ở gần rừng vẫn phụ thuộc vào rừng, họ khai thác các loại lâm sản để phục vụ cho cuộc sống của mình, từ vật liệu xây dựng, thức ăn, gia vị, vật liệu làm đồ gia dụng, chất nhuộm vải, chất đốt cho đến thuốc chữa bệnh. Việc canh tác theo lối đốt nương làm rẫy, du canh, du cư. cũng phụ thuộc vào rừng, vào đất đai và nước trời,. Tuy nhiên, do dân số ngày càng tăng, nhu cầu khai thác rừng ngày càng lớn,. làm diện tích rừng ngày càng thu hẹp và lùi sâu vào phía trong hoặc lên vùng núi cao hơn, nhiều nhóm dân cư cũng di cư dần vào sâu để tiện việc khai thác tài nguyên rừng và canh tác nương rẫy, 4 bản vùng nghiên cứu là trường hợp như vậy. Qua nhiều năm, dân cư đông hơn, nhiều thôn bản hơn được hình thành và vào sâu trong rừng hơn, khai thác ngày càng nhiều hơn. Điều đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Việc thành lập nên các VQG, các KBTTN là vô cùng cần thiết để bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của những người dân địa phương, khi họ không còn tiếp tục được mở rộng diện tích canh tác theo lối đốt nương làm rẫy, bị cấm khai thác gỗ và một số lâm sản khác từ rừng, các hoạt động sinh kế thay thế đều rất hạn chế, thì cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn. Không còn cách nào khác là tiếp tục tìm mọi cách để khai thác rừng. Điều này không chỉ dẫn đến việc làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng, suy giảm đa dạng sinh học và phá hủy nhiều hệ sinh thái rừng mà còn làm căng thẳng hơn mối quan hệ giữa lực lượng quản lý bảo vệ rừng và những người khai thác rừng, làm cho việc quản lý rừng ở Nghệ An nói riêng và .