Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đào tạo và nghiên cứu công tác xã hội ở Việt Nam - nhìn lại và triển vọng - Trần Xuân Bình
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Công tác xã hội là một ngành đào tạo được đưa vào giảng dạy gần đây trong hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở Việt Nam. Dù mới, song nhu cầu đào tạo, nghiên cứu, hoạt động xã hội lại rất cần thiết và đa dạng, phong phú. Hầu như các trường Đại học (kể cả khối dân lập), các trường Cao đẳng và Trung cấp từ Bắc chí Nam đều có mở ngành công tác xã hội. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM NHÌN LẠI VÀ TRIỂN VỌNG Trần Xuân Bình Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Công tác xã hội là một ngành đào tạo được đưa vào giảng dạy gần đây trong hệ thống đào tạo nghề nghiệp ở Việt Nam. Dù mới, song nhu cầu đào tạo, nghiên cứu, hoạt động xã hội lại rất cần thiết và đa dạng, phong phú. Hầu như các trường Đại học (kể cả khối dân lập), các trường Cao đẳng và Trung cấp từ Bắc chí Nam đều có mở ngành công tác xã hội. Thực tế hiện nay việc đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy, học tập và hợp tác về công tác xã hội cho các cấp đào tạo, ở mọi cơ sở có đào tạo của nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Việc nhìn lại toàn diện chương trình, đội ngũ, giáo trình tài liệu, nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp và sự kết nối chia sẻ trong đào tạo và nghiên cứu trên phạm vi quốc gia và quốc tế là hết sức cần thiết cho triển vọng của khoa học này. 1. M đ u Công tác xã hội (CTXH), với tư cách là một chuyên ngành, một ngành đào tạo cần thiết trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được đưa vào giảng dạy gần đây trong hệ thống nghề nghiệp ở Việt Nam. Tuy còn trẻ nhưng nó rất được xã hội quan tâm, đón nhận bởi tính khoa học liên ngành và vai trò cung cấp hệ thống dịch vụ xã hội quan trọng. Khoa học này giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạt động thực tiễn trong mọi lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức lao động sản xuất, triển khai kỹ thuật công nghệ nhận thức và trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đổi mới toàn diện và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành CTXH tuy mới song nhu cầu đào tạo, nghiên cứu, hoạt động xã hội lại khá đa dạng, phong phú. Hầu hết các trường đại học (kể cả khối dân lập) và các trường Cao đẳng, Trung cấp từ Bắc chí Nam đều có mở ngành CTXH. Tuy nhiên, trên thực tế việc đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập CTXH hiện nay cho các cấp học, tại