Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu sinh trưởng của cây nưa chuông (Amorphophallus paeoniifolius) ở Thừa Thiên Huế

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây nưa ở Thừa Thiên Huế, làm cơ sở khoa học cho việc phát triển và sử dụng hợp lý những lợi ích từ nguồn cây nưa là rất cần thiết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CỦA CÂY NƯA CHUÔNG (Amorphophallus paeoniifolius) Ở THỪA THIÊN HUẾ VÕ THỊ MAI HƯƠNG, TRẦN VŨ NGỌC THI Trường i h Kh a h ih NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG C ng y ổ hần Gi ng y r ng ha inh Th ận Nưa (Amorphophallus sp.) là cây trồng nông nghiệp ở một số nước Châu Á như Philippine, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. “Thân” nưa được sử dụng làm rau xanh, nấu cùng với cá hay thịt, làm dưa chua., chế biến thành những món ăn dân dã mà hấp dẫn. Lá nưa có thể dùng để chăn nuôi hoặc tận dụng làm nguồn phân xanh. Nưa ít bị sâu bệnh lại có nhu cầu phân bón không nhiều, nên được người sử dụng coi là nguồn rau sạch. Củ nưa làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất kẹo bánh, miến, mì, thạch rau câu, nguyên liệu sản xuất glucomannan để làm thuốc, thực phẩm chức năng chữa các bệnh táo bón, giảm cholesterol, béo phì, tiểu đường. (Nguyễn Tiến An, 2011; Melinda Chua và nnk., 2010; Liu Pei-Ying, 1998). Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, các công dụng về nhiều mặt của cây nưa chưa được chú ý. Hiện nay nưa chỉ được trồng và sử dụng đơn thuần như là một loại rau ở một vài địa phương, còn củ nưa ít được sử dụng, chỉ chủ yếu để dùng làm giống cho vụ sau hoặc làm thức ăn chăn nuôi. Trên thực tế tất cả những thành phần có ý nghĩa lớn về mặt dược lý của nưa nằm ở củ nưa. Nhiều nghiên cứu về thành phần và vai trò củ nưa cho thấy trong bột củ nưa có chứa glucomannan là hợp chất có nhiều công dụng quý, có tác dụng tốt đến bệnh ung thư, tim mạch, béo phì, cao huyết áp Vì vậy ở nhiều nước trên thế giới củ nưa được sử dụng và đem lại nguồn lợi lớn (Edi, S., Nobuo, S., 2007; Nishinari, K. và nnk., 1992; Zhang XingGuo và nnk., 1991). Tuy nhiên ở nước ta cây nưa chưa được sử dụng và khai thác hợp lý. Cho đến nay những nghiên cứu về cây nưa ở nước ta còn rất ít. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng phát triển của nưa hầu như chưa được quan tâm đến. Tại một số địa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.