Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quần xã tuyến trùng sống tự do vùng cửa sông Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài báo này tập trung vào cấu trúc quần xã và đa dạng sinh học tuyến trùng sống tự do vùng cửa sông Trần Đề làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG SỐNG TỰ DO VÙNG CỬA SÔNG TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG NGÔ XUÂN QUẢNG, TRẦN THỊ NGỌC, NGUYỄN THỊ MỸ YẾN, DƯƠNG ĐỨC HIẾU i n inh h hi i i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN NGỌC CHÂU, NGUYỄN VŨ THANH i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a NGUYỄN VĂN SINH i h Cần Th Trong hệ thống cửa sông Mê Kông, cửa sông Trần Đề tỉnh Sóc Trăng là cửa thứ 9 và là 1 trong 3 cửa của nhánh sông Hậu: Định An, Bassac và Trần Đề. Trong đó, cửa Bassac đã bị quá trình bồi tụ, xâm thực của các bãi bồi rừng ngập mặn và mất hẳn từ những thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Bên cạnh cửa Định An, cửa sông Trần Đề đóng vai trò rất quan trọng trong giao thương kinh tế của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là con đường vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển tới Cần Thơ. Quá trình phát triển kinh tế đã để lại không ít ảnh hưởng tới môi trường và tài nguyên đa dạng sinh học vùng cửa sông Trần Đề. Trong khi đó, nghiên cứu về khu hệ thủy sinh vật vùng của sông này rất ít được quan tâm trước đây. Bài báo này tập trung vào cấu trúc quần xã và đa dạng sinh học tuyến trùng sống tự do vùng cửa sông Trần Đề làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu hiện trường Mẫu tuyến trùng sống tự do được thu thập tại 4 điểm từ ngoài cửa sông vào sâu trong nội địa theo trình tự từ ETĐ1, ETĐ2, ETĐ3 và ETĐ4 có tọa độ và bản đồ thu mẫu tại hình 1. Tại mỗi điểm khảo sát, 3 mẫu tuyến trùng được thu lặp lại theo nguyên tắc thống kê bằng ống nhựa trong suốt (dài 30cm có đánh dấu vạch mỗi 10cm). Ống nhựa được cắm thẳng xuống bùn ở độ sâu 10cm và thu vào lọ nhựa. Mẫu được xử lý bằng formaline nóng 7% và khuấy cho đến khi tan đều thành dung dịch. 2. X lý và phân tích m u trong phòng thí nghiệm Mẫu Tuyến trùng sau khi được cố định thì mang về phòng thí nghiệm và sàng qua rây 1mm để gạn tạp chất rồi lọc qua rây 38μm. Sử dụng phương pháp ly tâm cho việc tách mẫu bằng dung dịch Ludox

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.