Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu biến động cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của nhóm động vật chân khớp bé (microarthropoda) tại khu công nghiệp xi măng Tiên Sơn và phụ cận Ứng Hòa, Hà Nội
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu biến động cấu trúc mật độ và tỷ lệ thành phần của nhóm động vật chân khớp bé (microarthropoda) tại khu công nghiệp xi măng Tiên Sơn và phụ cận Ứng Hòa, Hà Nội. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC MẬT ĐỘ VÀ TỶ LỆ THÀNH PHẦN CỦA NHÓM ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP BÉ (Microarthropoda) TẠI KHU CÔNG NGHIỆP XI MĂNG TIÊN SƠN VÀ PHỤ CẬN ỨNG HÒA, HÀ NỘI ĐÀO DUY TRINH, DƯƠNG MINH HUỆ Khoa Sinh-KT ih ư h i2 VŨ QUANG MẠNH Trường i h ư h i Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, môi truờng đất nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi nên đất đai có độ dốc lớn, cho nên khi có sự thay đổi về điều kiện khí hậu và sinh thái, đặc biệt là lớp thảm thực vật, dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, làm mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ. Mặt khác do tác động trực tiếp từ hoạt động của con người như sự tăng dân số, đói nghèo, kỹ thuật canh tác không hợp lý,. làm biến đổi tính chất đất, làm cho đất không còn tính năng sản xuất. Khu công nghiệp (KCN) xi măng Tiên Sơn, Ứng Hòa, Hà Nội là một trong những KCN có khu hệ côn trùng và động vật Chân khớp bé (Microarthropoda) đa dạng nhưng hiện nay vẫn còn mới mẻ, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào từ trước tới nay. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Chân khớp bé (Microarthropoda) thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda) sống ở đất, hai nhóm được chọn để nghiên cứu bao gồm: Acari [Oribatida (O), Gamasina (G), Uropodina (U), Acari khác (A≠)] và Collembola [Poduromorpha (P), Entomobryomorpha (E), Symphypleona (S)]. 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nhà máy xi măng Tiên Sơn nằm trên địa bàn xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, cuối quốc lộ 22 đường đi Hà Đông- Đục Khê. Cách trung tâm Hà Nội 50km, có tổng diện tích là 650ha tiếp giáp với hai tỉnh là Hà Nam và Hòa Bình. Tọa độ địa lý từ 2005-20011 vĩ độ Bắc; 104050-104055 kinh độ Đông. Địa hình KCN xi măng Tiên Sơn là vùng đất thấp dần từ Tây sang Đông. Tuy diện tích không rộng nhưng nhà máy vừa có vùng đồng bằng, vùng núi