Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ lứa tuổi từ 6-11 tại trường tiểu học Kim Đồng, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ lứa tuổi từ 6-11 tại trường tiểu học Kim Đồng, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA TRẺ LỨA TUỔI TỪ 6-11 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG, THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH NĂM 2009. Vương Thuận An*, Mai Thùy Linh*, Nguyễn Thị Bích Hồng*, Cao Thị Kim Hoa* TÓM TẮT Đặt vấn ñề. Ở lứa tuổi 6-11 trẻ có những chuyển biến về mức tăng trưởng thể chất cũng như tinh thần và là một giai ñoạn phát triển quan trọng cho những giai ñoạn phát triển tiếp theo. Tuy nhiên tình trạng dinh dưỡng cũng như một số yếu tố liên quan chưa ñược phụ huynh học sinh của trẻ quan tâm có thể gây ảnh hưởng xấu ñến sức khỏe của trẻ trong và sau giai ñoạn này. Vì vậy, những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ lứa tuổi tiểu học cần ñược quan tâm nhằm góp phần giúp cho phụ huynh biết rõ tầm quan trọng về tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em trong lứa tuổi này. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 6 - 11 tuổi tại trường tiểu học Kim Đồng, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2009. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra cắt ngang mô tả 408 học sinh và phụ huynh có con theo học tại trường tiểu học Kim Đồng. Phụ huynh và học sinh và ñược cân, ño cân nặng, chiều cao và phỏng vấn bằng bộ câu hỏi. Kết quả: Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Kim Đồng qua khảo sát là suy dinh dưỡng chiếm 9,3%, bình thường là 56,7%, thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa cân béo phì của trẻ với tình trạng thừa cân béo phì của bố (p = 0,03, OR = 3,7), với việc trẻ không bú sữa mẹ hoàn toàn (p = 0,034, OR = 1,56). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa cân béo phì của trẻ với việc cân nặng sơ sinh của trẻ ≥ 4Kg (p = 0,006, OR = 4,1). Trung bình thời gian hoạt ñộng và trung bình thời gian tĩnh: thời gian hoạt ñộng tĩnh (học bài, xem TVi, chơi game) nhiều hơn thời gian ñộng (chạy nhảy, vui chơi, tập thể dục). Kết luận: Mô hình dinh dưỡng của trẻ tiểu học ở thị xã ñang .