Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu địa chất thủy văn vùng Nam Định bằng kỹ thuật đồng vị
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu địa chất thủy văn đồng vị tại vùng Nam Định đã xác định được tuổi của nước dưới đất, quan hệ thủy lực của các tầng, nguồn gốc và nguồn bổ cập cho nước dưới đất của khối nước nhạt phía đông nam tỉnh Nam Định. | 35(2), 120-129 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2013 NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG NAM ĐỊNH BẰNG KỸ THUẬT ĐỒNG VỊ HOÀNG VĂN HOAN1, PHẠM QUÝ NHÂN2, ĐẶNG ĐỨC NHẬN3, FLEMMING LARSEN4, WAGNER FRANK5, ROLAND PURTSCHERT6, CHRISTOPH GERBER6 E - mail: hoanghoandctv@gmail.com 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội 2 Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước, Hà Nội 3 Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Hà Nội 4 Cục Địa chất Đan Mạch, Copenhagen, Denmark 5 Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang, Hannover, Germany 6 Đại học Bern, Bern, Switzerland Ngày nhận bài: 25 - 2 - 2013 1. Mở đầu Việt Nam có hơn 3.260 km bờ biển với điều kiện địa chất, địa thủy văn khác nhau đã hình thành và tồn tại nhiều khối nước nhạt đa dạng về cấu trúc, về dạng tồn tại cũng như nguồn bổ cập. Tại Nam Định, tồn tại một thấu kính nước nhạt lớn trong tầng chứa nước Pleistocen và Neogen dọc dải ven biển từ Giao Thủy đến Nghĩa Hưng. Đới thấu kính nước nhạt này được đánh giá có trữ lượng khai thác tiềm năng đạt 203.445 m3/ng.đ [5]. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu sâu về sự hình thành đới thấu kính nước dưới đất này cũng như việc dự báo trữ lượng khai thác bền vững, hạn chế xâm nhập mặn và nghiên cứu nguồn bổ cập cho đới thấu kính nước nhạt, nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng tổ hợp các phương pháp đồng vị để nghiên cứu toàn diện hơn về nước dưới đất khu vực này. Kỹ thuật đồng vị trong địa chất thủy văn được sử dụng lần đầu tiên từ những năm 80 của thế kỷ trước, để nghiên cứu nước dưới đất ở miền Bắc Việt Nam [2]. Tuy nhiên, ứng dụng kỹ thuật thủy văn đồng vị ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XXI nói chung còn nhiều hạn chế do năng lực trang thiết bị của các phòng thí nghiệm trong nước cũng như quan hệ và hỗ trợ quốc tế còn chưa rộng và chưa sâu. Trong những năm gần đây, giao lưu và hợp tác giữa các nhà khoa học địa chất thủy văn 120 Việt Nam và quốc tế phát triển mạnh mẽ đã giúp cho ngành khoa học này được phổ biến rộng rãi và không ngừng phát triển ở nước ta. Nghiên cứu địa chất thủy văn