Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát triển công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất vắc-xin cho vật nuôi tại Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết giới thiệu những công nghệ đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu phát triển để sản xuất vắc-xin cho vật nuôi, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi trong nước phát triển ổn định, bền vững. | khoa học - công nghệ và đổi mới Phát triển công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất vắc-xin cho vật nuôi tại Việt Nam TS Lê Huỳnh Thanh Phương1, ThS Ngô Thị Tuyết Lan2, PGS.TS Phạm Công Hoạt3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai 3 Bộ Khoa học và Công nghệ 1 2 Ngày nay với việc ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) trong việc nghiên cứu, sản xuất vắc-xin để phòng chống bệnh cho vật nuôi là thực sự cần thiết, khi mà dịch bệnh phát triển ngày một phức tạp và xuất hiện thêm nhiều bệnh nguy hiểm. Bài viết giới thiệu những công nghệ đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu phát triển để sản xuất vắc-xin cho vật nuôi, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi trong nước phát triển ổn định, bền vững. C hỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “CNSH là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”. Trên thế giới, ứng dụng CNSH đã trở thành ngành công nghiệp đem lại giá trị gia tăng cao cho nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực y - sinh học phát triển sớm nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất 56,4% (trong đó có các sản phẩm vắcxin cho người và vật nuôi), sau đó là chế biến sinh học 12,5%, hóa sinh 9,2%, nông nghiệp 8,4%, thực phẩm 7,3%, môi trường 6,2%. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của CNSH phục vụ sản xuất vắc-xin cho vật nuôi bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực, dưới đây là một số kết quả đã đạt được: Nghiên cứu sản xuất protein kháng nguyên bằng kỹ thuật di truyền trên tế bào bèo .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.