Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu biến tính một số vật liệu tự nhiên sử dụng cho quá trình fenton dị thể, phân hủy phẩm màu hữu cơ
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Đề tài với mục tiêu nghiên cứu biến tính một số vật liệu tự nhiên sử dụng cho quá trình fenton dị thể, phân hủy phẩm màu hữu cơ, nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác, hàm lượng chất oxi hóa, pH, nhiệt độ và thời gian đến hiệu suất xử lý màu được thực hiện nhằm tìm ra điều kiện thích hợp nhất khi thực hiện quá trình xử lý phẩm màu với xúc tác điều chế được. | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH MỘT SỐ VẬT LIỆU TỰ NHIÊN SỬ DỤNG CHO QUÁ TRÌNH FENTON DỊ THỂ, PHÂN HỦY PHẨM MÀU HỮU CƠ Vũ Huy Định1, Nguyễn Thị Huyền Trang2, Trần Thị Thanh Thuỷ3, Đặng Thế Anh4 1,2,3,4 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Các vật liệu tự nhiên bao gồm đất sét, đá ong và cao lanh được biến tính bằng phương pháp ngâm tẩm muối sắt và gia nhiệt vật lí để trở thành xúc tác cho quá trình Fenton dị thể, phân hủy phẩm màu hữu cơ Reactive Yellow 160 (RY160). Các đặc điểm hình thái bề mặt của các vật liệu biến tính được xác định thông qua ảnh hiển vị điện tử quét SEM. Các vật liệu sau khi biến tính được sử dụng cho quá trình Fenton dị thể, phân hủy phẩm màu RY160. Sau khi biến tính các vật liệu tự nhiên có khả năng xúc tác tốt cho quá trình Fenton. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác, hàm lượng chất oxi hóa, pH, nhiệt độ và thời gian đến hiệu suất xử lý màu được thực hiện nhằm tìm ra điều kiện thích hợp nhất khi thực hiện quá trình xử lý phẩm màu với xúc tác điều chế được. Tại điều kiện thích hợp tìm được, hiệu suất xử lý màu cho phẩm màu RY160 của các vật liệu biến tính là rất cao: đất sét biến tính (Cla-Fe) đạt 97,5%, cao lanh biến tính (Kao-Fe) đạt 96,0%, đá ong biến tính (Lat-Fe) đạt 92,1%. Từ khóa: Cao lanh, đá ong, đất sét, Fenton dị thể, Reactive Yellow 160. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành công nghiệp dệt nhuộm có đặc điểm là phát thải những chất khó phân huỷ, ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến môi trường. Nước thải ngành dệt nhuộm có thành phần phức tạp, phụ thuộc vào từng giai đoạn và hóa chất sử dụng, nhưng yếu tố chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và khả năng truyền ánh sáng là các phẩm màu có chứa hợp chất họ azo (Đặng Trấn Phòng, 2008), loại thuốc nhuộm đang dần thay thế các phẩm màu có chứa kim loại trong thành phần. Đặc điểm của các phẩm màu azo này khó phân hủy sinh học, khó lắng đọng, chủ yếu được xử lý bằng phương pháp hấp phụ hoặc tẩy màu bằng chất oxi hóa như ozon hoặc clo (G. Meireles, 2016), tuy nhiên