Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Điều trị phẫu thuật bệnh hở van hai lá bẩm sinh đơn thuần
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tình hình nghiên cứu và mục tiêu của đề tài trình bày về: Phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ và kỹ thuật ứng dụng hạn chế. Và nghiên cứu này nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinh theo phương pháp carpentier tại Viện Tim TP.HCM. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BỆNH HỞ VAN HAI LÁ BẨM SINH ĐƠN THUẦN Văn Hùng Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu: Phẫu thuật điều trị hở van hai lá bẩm sinh thường gặp nhiều khó khăn do phẫu trường nhỏ và kỹ thuật ứng dụng hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định kết quả dài hạn của phẫu thuật hở van hai lá bẩm sinh theo phương pháp Carpentier tại Viện Tim TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 85 bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh được phẫu thuật theo phương pháp sửa van hai lá của Carpentier. Kết quả: Tuổi trung bình là 8,9 tuổi ( 6 tháng - 45 tuổi), trong đó nhóm tuổi dưới 6 tuổi chiếm 31 trường hợp (36,5%). Nam giới 42 (49,4%). Siêu âm tim qua thành ngực chẩn đoán chính xác nguyên nhân bẩm sinh trong 40% trường hợp. Tạo hình van chiếm 83 trường hợp (97,6%), hai trường hợp phải thay van nhân tạo.Số kỹ thuật trung bình được thực hiện trên một bệnh nhân là 2,5 (ít nhất 1, nhiều nhất 5 kỹ thuật), 64 trường hợp (75,3%) có dặt vòng van nhân tạo. Biến chứng gần sau mổ thấp ( suy tim nặng 5, rối loạn nhịp tim 12, suy thận cấp 1, nhiễm khuẩn huyết 1, viêm phổi 3). Tử vong phẫu thuật là 1,1% (1 trường hợp). So sánh trước và sau mổ sớm, có sự giảm có ý nghĩa độ hở van hai lá : trước mổ (100% đều hở van nặng) và sau mổ: không hở hoặc hở nhẹ 85,7% (72), hở trung bình 14% (12) và hở nặng 1,2%, p < 0,001. Thời gian theo dõi trung bình 108 ± 67,5 tháng 4,8% số BN mất theo dõi. Ở thời điểm theo dõi sau cùng (ngắn nhất 18 tháng và dài nhất 19 năm) có 7 BN hở van tim nặng tái phát, 15 hở van trung bình còn lại hở nhẹ hoặc không hở. 7 BN phải mổ lại vì hở van tái phát (từ 1 đến 180 tháng sau mổ). Tử vong muộn chỉ 1 trường hợp do xuất huyết não. Tỉ lệ còn sống thực tế sau 19 năm theo dõi là 94,1 ± 2,5%. Tỉ lệ thực tế BN không bị mổ lại sau 19 năm theo dõi là 83 ± 5,3%. Kết luận: Hở van 2 lá có nguyên nhân bẩm sinh là một bệnh lý phức tạp và khó chẩn đoán chính xác trước mổ. tao 5hi2nh van là chọn lựa chủ yếu đối với hở van 2 lá bẩm sinh ở trẻ .