Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Động vật thường bị khai thác tại Khu bảo tồn thiên nhiên Takóu

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu những loài động vật thường bị cộng đồng khai thác tại Khu BTTN Takóu không những đóng góp vào kiến thức sử dụng tài nguyên động vật mà còn góp phần bảo tồn và phát triển bền vững những loài động vật tại địa phương.Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐỘNG VẬT THƯỜNG BỊ KHAI THÁC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TAKÓU TRỊNH THỊ MỸ DUNG, HOÀNG MINH ĐỨC, LƯU HỒNG TRƯỜNG, VŨ NGỌC LONG Viện Sinh học Nhiệt đới Khu Bảo tồn t hiên nhiên (Khu BTTN) Takóu thành lập n gày 26/10/1996 có diện tích là 11.866 ha và diện tích vùng đệm là 5.957 ha thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Theo Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển (CBD), khu hệ động vật Khu BTTN Takóu có 62 loài thú, 159 loài chim, 55 loài bò sát và 25 loài ếch nhái, 200 loài côn trùng trong đó có 32 loài động vật quý hiếm (Lưu Hồng Trường và cs., 2010). Tuy nhiên, vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên động vật chưa nhận được sự quan tâm bảo vệ đúng mức. Trong thực tế, nguồn tài nguyên động vật bị cộng đồng địa phương khai thác với một số lượng lớn, liên tục và thiếu kiểm soát không chú ý đến bảo vệ sự cân bằng sinh thái. Tình trạng này ngày càng tăng do sự gia tăng nhu cầu sử dụng động vật hoang dã làm thực phẩm, trang trí, làm cảnh và dược liệu. Nghiên cứu những loài động vật thường bị cộng đồng khai thác tại Khu BTTN Takóu không những đóng góp vào kiến thức sử dụng tài nguyên động vật mà còn góp phần bảo tồn và phát triển bền vững những loài động vật tại địa phương. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP Địa điểm nghiên cứu tại 15 thôn, thuộc 5 xã và 1 thị trấn nằm trong vùng đệm Khu BTTN Takóu. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08 năm 2009 đến tháng 04 năm 2010 với tổng cộng 52 ngày nghiên cứu trên thực địa. Thông tin về loài động vật được người cộn g đồng địa phương khai thác cho mục đích sử dụng và buôn bán tại chỗ thu thập được thông qua các công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) bao gồm phỏng vấn bán định hướng và sử dụng bảng hỏi (Martin, 2002) đối với 105 người phụ thuộc vào rừng. Việc xác định những loài động vật hoang dã được khai thác và sử dụng phổ biến được quan sát trực tiếp dọc theo tuyến với người cung cấp thông tin là những thợ săn tại địa phương. .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.